Mẹ em năm nay 72 tuổi bị u gan ác tính giai đoạn 1 trên nền xơ gan. Mẹ em còn bị tiểu đường nữa thì liệu em có nên cho mẹ mổ cắt u không ạ?
Chào bạn, trước khi quyết định mổ cắt u gan các bác sĩ thường căn cứ trên nhiều yếu tố như xét nghiệm chức năng gan, tổng trạng bệnh nhân, vị trí kích thước khối u, có huyết khối tĩnh mạch cửa hay không, vì vậy bạn nên đưa mẹ bạn đến các bệnh viện lớn có đủ các chuyên khoa tiêu hóa, gan mật, ngoại khoa, hồi sức để các bác sĩ hội chẩn và có phác đồ điều trị thích hợp nhất với mẹ bạn nhé. Thân mến.
Người nhà em phát hiện u gan lớn khoảng 8-10 cm mà không đau, không biểu hiện gì ngoài đi phân sống và tiểu đêm. Vậy theo bác sĩ thì có % nào đây là khối u lành tính không ạ?
Chào bạn, do kích thước u gan quá lớn nên khó có thể nói, ngay cả u lành vẫn có tỉ lệ hoá ác, tuy nhiên kích thuóc khối u to có thể gây biến chứng vỡ, chảy máu trong ổ bụng, chèn ép gây khó thở, vàng da, tức bụng, vì vậy bạn cần đưa người nhà đến các bệnh viện lớn để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Chào bạn, u lành hiếm khi to nhanh và gây biến chứng chèn ép khó thở. Khối u trên gần đây mới xuất hiện các triệu chứng này có thể u đã thay đổi tính chất không còn lành tính mà hoá ác hoặc có các biến chứng khác đi kèm trong u như chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử, hoá ác. Bạn cần đưa người nhà đến bệnh viện lớn để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Thân mến!
Chào bạn, về phương pháp điều trị triệt để u gan là phẫu thuật nếu là giai đoạn sớm , đây được xem là 1 phương pháp chữa lành bệnh cho bệnh nhân nếu phát hiện trong giai đoan sớm, phương pháp điều trị nút mạch chỉ là phương pháp điều trị thay thế, không mất được u gan và có thể phải làm nhiều lần.
Khối u gan thường được nuôi bởi động mạch gan, phương pháp nút mạch là mình tiêm thuôc hoặc hoá chất vào mạch máu nuôi khối u gan ác tính để làm dứt nguồn nuôi dưỡng u khiến u không phát triển được.
Tuy nhiên, đây là phương pháp tạm thời nên có thể u sẽ tái phát hoặc phải làm nhiều lần, vì vậy bạn cần đưa Bác đến các Trung tâm y tế lớn có đủ phương tiện đánh giá và can thiệp tốt hơn. Tuy nhiên cần làm sớm nếu không u sẽ phát triển nhanh, thân mến
Chị gái em đi siêu âm thì bác sĩ chẩn đoán u gan trên nền gan xơ cổ chướng, chỉ có thể sống được 6 tháng nữa nếu chữa bằng thuốc nam. Hiện gia đình em đang rất suy sụp, bác sĩ có cách chữa gì tư vấn giúp em với ạ và Bệnh viện Tâm Anh có chữa được không ạ?
Chào bạn, vì chị gái bạn xuất hiện u gan trên nền bệnh lý có xơ gan mất bù, có báng bụng nên việc điều trị sẽ khó khăn, tuy nhiên các bác sĩ sẽ có những điều trị thích hợp làm giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra cho chị bạn. Để biết rõ thêm tình trạng bệnh của chị, bạn cần đưa chị mình đến khám tại phòng khám gan mật bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ sẽ thăm khám và có phác đồ cụ thể trên từng trường hợp bệnh.
Chào anh! Theo như chia sẻ, anh có khối u khoảng 6cm, đã được sinh thiết và kết luận u lành tính. Bác sĩ khi đó đã đưa ra hai phương án là phẫu thuật hoặc sống chung với khối u. Đối với phẫu thuật, bác sĩ có đề cập đến các biến chứng. Theo tôi, những biến chứng thường xảy ra trong khi mổ hoặc sau khi mổ, không bao gồm các biến chứng về lâu dài. Một số biến chứng anh có thể gặp phải trong khi phẫu thuật gồm nhiễm trùng vết mổ, chảy máu... Vì đã xác định là u lành tính nên trong trường hợp này, các biến chứng về lâu dài rất hiếm khi xảy ra. Cám ơn anh.
Chào bạn, bạn có tiền can viêm gan B cách đây 10 năm, trước đây chưa điều trị kháng virus, hiện nay bạn cảm thấy mệt mỏi có lẽ đáng lo ngại nhất là một đợt bùng phát viêm gan B, cho bên bạn cần làm xét nghiệm kiểm tra viêm gan B mạn của mình có phải bùng phát không hay tình trạng mệt mỏi do một nguyên nhân nào khác.
Điều lo lắng nhất là tình trạng trang viêm gan B mạn bùng phát, nên bạn cần xét nghiệm máu kiểm tra xem men gan có tăng hay không, nồng độ virus có cao hay không, virus đang ổn định hay tăng sinh. Nếu những chỉ số đó cao thì nghi ngờ viêm gan B bùng phát, khả năng sẽ phải điều trị kháng virus, còn những chỉ số đó bình thường thì mình cần tâm soát các nguyên nhân khác.
Chào bạn Phúc Nam,
Sau 30 tuổi, đặc biệt là sau 40 tuổi, xác suất cần điều trị viêm gan B phần lớn sẽ cao hơn cho nên cần được theo dõi sát hơn. Trong trường hợp này nếu có ý định điều trị viêm gan B thì cần cố gắng điều trị thường xuyên. Trong trường hợp của bạn, cần phải kiểm tra xem mình có cần phải điều trị thuốc kháng virus chưa, điều này dựa vào:
1. Nồng độ virus
2. Nồng độ men gan
3. Độ đàn hồi của gan (siêu âm đàn hồi đánh giá mức độ xơ hóa gan)
4. Tình trạng virus, đang ổn định hay đang tăng sinh nếu có chỉ định điều trị kháng virus thì bạn sẽ được điều trị bằng những loại thuốc hiện có như Tenofovir, entecavir...
Nếu viêm gan B có những biến chứng như u gan, xơ gan... giả sử u gan thì cần được thực hiện thủ thuật can thiệp bằng phương pháp nút mạch điều trị ung thư gan (TACE) hoặc phẫu thuật cắt đốt. Nếu không có biến chứng, chỉ là viêm gan B mạn đơn thuần sẽ được định điều trị bằng thuốc kháng virus; nếu không có ý định điều trị, còn không thì chỉ cần theo dõi.
Bác sĩ cho hỏi hay đắng miệng khi ngủ dậy, tôi từng bị viêm gan đã điều trị. Hiện tượng của tôi có phải bệnh viêm gan tái phát không và cách khắc phục như thế nào?
Chào bạn Dương,
Nguyên nhân thường gặp nhất của đắng miệng là trào ngược axit dạ dày thực quản. Khi axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây ra các triệu chứng như đắng miệng, nghẹn ở cổ họng, nóng rát vùng trước ngực... Đắng miệng thường ít do viêm gan tái phát.
Xin chào Mây,
Hiện tại năm nay Mây 28 tuổi và theo như Mây nói khi làm xét nghiệm ra thì chỉ số men gan trong dạng bình thường, nồng độ virus đang phát triển, nồng độ virus rất là cao và khả năng siêu âm bụng cũng không có mức độ xơ hoá gan. Trong trường hợp này, nếu đúng về mặt lý thuyết đó là giai đoạn dung nạp miễn dịch, nghĩa là Mây đang trong giai đoạn dung nạp miễn dịch và trong giai đoạn này mình sẽ không điều trị kháng virus mặc dù nồng độ virus rất là cao nhưng virus lại không ảnh hưởng tế bào gan cho nên mình sẽ không điều trị.
Trong trường hợp của Mây nếu muốn sinh em bé thì cứ tiến hành như dự định và khi trong thời gian theo dõi nhất là tuần thứ 24 đến 28 của thai kì tốt nhất Mây nên đo lại nồng độ virus một lần, nếu mà nồng độ virus trong tuần 24 đến 28 của thai kì trên 200.000IU/1 ml thì lúc đó bác sĩ sẽ cho Mây điều trị thuốc kháng virus để phòng ngừa lây từ mẹ sang con. Trong giai đoạn sau sinh em bé sẽ được chích ngừa Globulin miễn dịch kết hợp với vaccine phòng ngừa viêm gan B cho con thì tỷ lệ lây cho con là rất thấp, nhỏ hơn 1%.
Tôi phát hiện nhiễm virus viêm gan B cách đây 13 năm. Hiện tại tôi có 3 đứa con rồi, trước khi sinh bé thứ 3 tôi có thăm khám và uống thuốc theo đơn của bác sĩ được một thời gian. Sau khi sinh xong thì vì con nhỏ, kinh tế eo hẹp nên tôi không tiếp tục thăm khám và điều trị nữa ...
Chào chị, chi đã phát hiện nhiễm virus viêm gan B cách đây 13 năm và hiện tại đã có 3 bé, thì không biết là 3 bé có bị nhiễm virus viêm gan B mạn hay là không? Trong trường hợp này, chị nên đi khám để kiểm tra xem nồng độ virus viêm gan B mạn có cao hay không, có ảnh hưởng đến tế bào gan hay không, virus đang ổn định hay tăng sinh và kiểm tra thêm các biến chứng ung thư gan, xét nghiệm/tầm soát dấu chỉ điểm ung thư gan có tăng hay không, đánh giá xem mức độ xơ hóa gan bằng siêu âm đàn hồi để biết ở mức độ nào.
Chị nên cố gắng theo dõi định kỳ từ 3-6 tháng hoặc 1 năm tùy theo các xét nghiệm. Đối với 3 bé, chị nên cho kiểm tra xét nghiệm xem 3 bé có bị hay không, nếu 3 bé không nhiễm viêm gan B mạn và chưa có kháng thể chống lại viêm gan B mạn thì nên chích ngừa nhắc lại cho bé, còn nếu đã nhiễm rồi thì có chế độ theo dõi hợp lý cho từng bé.
Chào anh, thông thường chỉ định điều trị viêm gan B mạn trước đây là từ 40 tuổi trở lên sẽ xem xét điều trị tích cực, còn gần đây thì điều trị tích cực là từ 30 tuổi trở lên, bởi tần suất những bệnh nhân ung thư gan do viêm gan B mạn phần lớn được phát hiện gần đây là trên 30 tuổi rất nhiều.
Trong trường hợp của anh, tốt nhất anh nên đi khám định kỳ, kiểm tra về men gan, nồng độ virus viêm gan siêu vi B, kiểm tra xem virus đang ổn định hay tăng sinh, mức độ tổn thương gan (xơ hóa gan) bằng siêu âm đàn hồi là đang ở mức độ nào. Nên kiểm tra những xét nghiệm này mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng hay tùy theo từng xét nghiệm trên mỗi một năm. Nếu có chỉ định điều trị thì anh nên điều trị, còn nếu chưa có thì anh nên tiếp tục theo dõi.
Em phát hiện mình có men gan cao và gan nhiễm mỡ đã 2 năm nay. Chỉ số men gan tăng gấp 2 lần bình thường. Em đi khám bác sĩ có cho uống thuốc tây trong vòng một tháng để hạ men gan. Em đang phân vân là mình có nên dùng thuốc tây kéo dài để trị bệnh không vì em lo lắng ...
Chào bạn, thông tin bạn cung cấp năm nay 35 tuổi nhưng không biết thể trạng của bạn hiện như thế nào, có béo phì hay không, BMI là bao nhiêu. Theo thông thường một gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu hoặc bệnh nhân đái tháo đường, không biết bạn có rơi vào những tình trạng đó hay không và ngoài ra tổn thương Viêm gan B, C, bạn có mắc hay không, có uống rượu bia hay không.
Nếu giả sử trong trường hợp bạn không có viêm gan B, C, không uống rượu bia chỉ đơn thuần là gan nhiễm mỡ thì bạn nên kiểm tra xem có bị đái tháo đường hay rối loạn lipid máu không, gan nhiễm mỡ hay gặp ở những cơ địa đó.
Trong trường hợp, giả sử bạn không bị đái tháo đường và chỉ đơn thuần bị gan nhiễm mỡ và rối loạn lipid thì thể trạng của bạn là bao nhiêu, BMI như thế nào, giả sử vòng bụng to quá, rối loạn lipid máu nhiều quá thì tốt nhất bạn nên cải thiện chất lượng cuộc sống, quan trọng nhất là thay đổi lối sống tích cực song song với điều trị rối loạn lipid máu, ưu tiên hàng đầu là giảm cân, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn