Em bị viêm gan B. Các bác sĩ cho em hỏi, hiện nay đã điều trị được bệnh này chưa?
Chào bạn, cho đến hiện nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan B, các thuốc sử dụng chủ yếu là các thuốc kháng virus viêm gan B với chức năng ức chế virus, tránh các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh.
Tôi đau bụng âm ỉ đi nội soi đại tràng dạ dày bình thường không HP. Khi siêu âm tuỵ bác sĩ kết luận: có cấu trúc dạng nang nghĩ nhiều đến u nhầy nhú ống tụy (IPMN). Và bác sĩ cho thuốc uống Creon 25000 và 6 tháng đến khám lại. Xin hỏi bác sĩ u nhầy nhú ống tuỵ là u gì có ...
Chào bạn, u nhầy nhú ống tuỵ (IPMN) là một dạng u nang tuỵ, có thể lành tính, tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ tiến triển ung thư. Do vậy, các trường hợp này cần theo dõi chặt chẽ và tùy theo đặc điểm trên siêu âm mà có thể chọc hút u để chẩn đoán.
Viêm gan B uống thuốc nam có khỏi được không ạ?
Em mới đi nội soi đại tràng và phát hiện có polyp đại tràng simag, bác sĩ đã cắt bỏ! Em xin bác sĩ tư vấn khi nào nên đi kiểm tra lại và chế độ ăn uống sau khi cắt! Em cảm ơn các bác sĩ.
Chào bạn, bạn đã cắt polyp đại tràng sigma. Tùy theo bản chất tế bào, kích thước, số lượng polyp đại tràng sau cắt mà bác sỹ sẽ tư vấn thời điểm cần nội soi lại đánh giá và theo dõi. Với các polyp có nguy cơ ung thư cao, thời gian thăm khám lại sẽ gần hơn từ 6-12 tháng.
Em có người nhà đang điều trị về thính giác, đã uống thuốc do bác sĩ kê đơn ở trong viện và về nhà điều trị đã 2 tháng và vẫn đang uống thuốc. Nhưng gần đây em thấy vùng da quanh mắt bị hơi có màu vàng tái. Em xin hỏi bác sĩ là có phải do uống nhiều thuốc nên gan bị ảnh ...
Tư vấn giúp mình cách theo dõi điều trị nốt loạn sản trên gan và viêm gan B, cơ tuyến túi mật. Xin cảm ơn.
Cháu bắt đầu uống Tenofovir từ đầu năm 2014 và dừng uống sau 10 tháng vì lý do kinh tế eo hẹp. Tầm 1 năm sau, cuối năm 2015 cháu đi kiểm tra thì có kết quả Hbsag (+), Hbeag (-), Hbeab (-), virus dưới ngưỡng phát hiện và sau khi sinh con thì bé cũng được tiêm huyết thanh luôn.
Cuối năm 2021, ...
Chào bạn, trường hợp của bạn có nhiễm virus viêm gan B với thời gian điều trị thuốc virus ngắn chỉ 10 tháng mà nồng độ virus đã dưới ngưỡng. Sau 5 năm thì HBsAg chuyển đảo hoàn toàn (âm tính), bạn nên kiểm tra lại nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) để chắc chắn virus được đào thải hoàn toàn. Nếu virus được đào thải hoàn toàn, bạn có thể yên tâm.
Tôi bị men gan tăng và gan nhiễm mỡ nhẹ. Đây là kết luận của bác sĩ sau khi có kết quả của các xét nghiệm và siêu âm. Tôi phải làm gì để chữa trị căn bệnh này? Tôi không uống rượu bia cafe hay thuốc lá. Cảm ơn bác sĩ.
Tôi đi ngoài thỉnh thoảng phân sống. Xin hỏi bác sĩ có phải là gan có vấn đề không?
Chào bạn, đi ngoài phân sống là biểu hiện đi ngoài phân bao gồm cả thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do ngộ độc thức ăn, rối loạn hệ vi khuẩn do dùng thuốc kháng sinh, nhiễm trùng đường ruột (một số ký sinh trùng) có thể ảnh hưởng đến gan. Để xác định nguyên nhân, bạn nên đi khám để bác sỹ Tiêu hóa - Gan mật để được tư vấn và chẩn đoán.
Em muốn hỏi về tình trạng tiêu hóa của em và bé gái (4,5 tháng tuổi). Con ăn sữa mẹ hoàn toàn, và một tháng trước cả mẹ và con bị Covid-19. Hiện sau khi khỏi Covid-19 thì cả mẹ và con đều có vấn đề tiêu hoá. Mẹ thì đi ngoài phân sống/ lổn nhổn tình trạng nhẹ, bụng thi thoảng ê ...
Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, con bạn sau Covid-19 một tháng hiện tại đi ngoài phân lỏng, xét nghiệm có bạch cầu trong phân, nếu muốn biết con bạn bị rối loạn phân do hậu Covid-19 hay do bị nhiễm khuẩn đường ruột cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá, chẳng hạn như: bạch cầu trong máu, CRP, máu lắng là các xét nghiệm đánh giá có nhiễm khuẩn hay không, cấy phân để đánh giá có nhiễm khuẩn đường ruột hay không? Ngoài ra con bạn có các triệu chứng khác như sốt, đau bụng hay các biểu hiện khác?
Bạn nên đưa con đi khám ở chuyên khoa nhi Tiêu hóa để thăm khám thêm. Khi xác định có nhiễm khuẩn đường ruột thì bé mới cần dùng kháng sinh, còn không có nhiễm khuẩn thì sẽ không sử dụng kháng sinh. Về phía mẹ không cần thiết phải kiêng khem gì, chỉ hạn chế các thức ăn khi ăn vào gây ruột kích thích làm đau bụng tăng lên, hay đi phân lỏng tăng lên.
Bạn nên tập cho con thói quen uống nước nhiều hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ nên chọn những loại nước lành mạnh như nước suối, nước lọc, nước trái cây.... nên tránh những loại nước uống có khả năng dễ kích thích đường tiêu hóa như cà phê, bia, rượu, nước ngọt có gas... Nên ăn các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt các vitamin C, vitamin D, vitamin B12, canxi và các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Em đang điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu và viêm loét dạ dày co HP dương tính. Em uống thuốc dạ dày 10 ngày nhưng vân đau âm ỉ. Giờ em nên thế nào ạ. Bác sĩ tư vấn giúp em và trường hợp của em có cần đi khám lại không ạ?
Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, bạn đang điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu và viêm dạ dày có vi khuẩn HP, bạn điều trị các thuốc cho viêm loét dạ dày được 10 ngày nhưng vẫn đau âm ỉ. Nếu đau bụng của bạn có giảm so với trước khi bạn dùng thuốc thì phác đồ hiện đang hiệu quả, thường đau bụng sẽ giảm dần sau vài tuần, thời gian 10 ngày chưa đánh giá được phác đồ hiện tại có hiệu quả hay không, còn nếu bạn đau bụng tăng lên thì có thể có thêm nguyên nhân khác gây ra đau bụng, chẳng hạn một số thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu như có thành phần corticoid cũng có tác dụng phụ gây viêm loét đường tiêu hóa nên có thể gây đau bụng.
Nên nếu bạn thấy đau bụng tăng lên bạn nên khám lại để đánh giá chi tiết, còn đau bụng của bạn giảm so với trước điều trị thì bạn nên dùng thuốc theo phác đồ hết thuốc bạn sẽ khám và đánh giá lại hiệu quả điều trị.
Tôi đi khám sức khỏe, đã nội soi dạ dày, thực quản: kết quả bác sĩ chẩn đoán viêm loét thực quản. Bác sĩ cho đơn thuốc điều trị hơn 15 ngày, nhưng chưa thấy giảm. Hiện tượng vẫn còn ngạc ở cổ họng khi ăn hoặc uống. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, bạn đang điều trị viêm thực quản trào ngược nhưng triệu chứng chưa thấy giảm, trong các phác đồ điều trị viêm thực quản hiện nay thì thời gian điều trị ít nhất là 4 tuần, trung bình là 12 tuần, bạn mới điều trị hơn 2 tuần nên thuốc chưa phát huy hiệu quả tối đa, sau 4 tuần triệu chứng trào ngược (còn nghẹn ở cổ) của bạn vẫn chưa đỡ bạn nên khám lại chuyên khoa Tiêu hóa để đánh giá lại hiệu quả điều trị.
Mẹ tôi năm nay 80 tuổi, một ngày đi cầu từ 4 đến 5 lần, phân lỏng, ăn thì khó tiêu, ợ chua, tình trạng này kéo dài hơn một năm. Xin hỏi bác sĩ, mẹ tôi mắc bệnh gì, nên đi khám, xét nghiệm những gì và điều trị như thế nào?
Chào bạn, mẹ bạn có các triệu chứng của rối loạn vận động đường tiêu hóa trên và dưới như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu chức năng, hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng kéo dài hơn 1 năm nên bạn cần đưa mẹ đến các bệnh viện lớn để được thăm khám và nội soi điều trị thích hợp.
Ở người lớn tuổi thường có nhiều nguy cơ có tổn thương thực thể trên đường tiêu hoá nên cần được nội soi sớm hơn. Thân mến.
Vợ em cách đây 4 năm, lúc mang thai bé đầu thì phát hiện bị viêm gan B, lúc đó bác sĩ bảo sinh xong sẽ uống thuốc điều trị. Sau khi sinh xong em bé được tiêm vacxin ngay nên bé không bị nhiễm, vợ em từ sau sinh dùng thuốc cho đến hiện nay.
Năm sau vợ chồng em có kế hoạch ...
Chào bạn, nếu đợt sinh đầu vợ bạn đã có chỉ định điều trị tức là siêu vi B đang hoat động và có tình trạng viêm gan. Nếu muốn ngưng thuốc để sinh con thứ 2, vợ bạn cần được khám lại và làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng viêm gan và lượng virus trong máu có ở mức cho phép hay không.
Có 2 tình huống xảy ra, nếu siêu vi vẫn hoạt động, viêm gan chưa ổn định có thể cần liên tục dùng thuốc trong thai kỳ không được ngưng. Nếu virus đã không phát hiện trong thời gian kéo dài từ 12- 18 tháng, bác sĩ có thể xem xét ngưng thuốc và theo dõi trong quá trình mang thai và điều trị lại từ tuổi thai thứ 24-28 nếu cần. Thân mến.
Tôi bị tái phát viêm tụy 4 lần trong vòng 2 năm. 2 lần gần đây nhất mới cách nhau gần 3 tháng. Có biện pháp nào để hạn chế tái phát viêm tụy không ạ? Tôi có thể khám bác điều trị dứt điểm tại cơ sở y tế nào ở Hà Nội ạ?
Bác sĩ khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, bạn bị viêm tụy cấp tái phát nhiều lần trong 2 năm, muốn hạn chế tái phát viêm tụy cấp quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân của viêm tụy cấp.
Có 3 nguyên nhân thường gây viêm tụy cấp là: rượu, rối loạn mỡ máu (tăng tryglicerid máu) và sỏi mật, vì vậy, nếu tìm và điều trị nguyên nhân viêm tụy cấp sẽ hạn chế được tái phát.
Ở Hà Nội bạn có thể qua khoa Tiêu hóa-Gan mật tụy ở bệnh viện Tâm Anh để được các chuyên gia thăm khám cẩn thận và tư vấn chi tiết cho bạn.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn