Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)
Chị tôi 76 tuổi tiêm vaccine phế cầu 23 vào khoảng 12 giờ ngày 10/2/2025. Đến chiều cùng ngày thì cánh tay tiêm vaccin sưng đau, đỏ, cứng cơ và sốt. Chị tôi đã chườm nước đá. Sáng hôm sau cánh tay bớt sưng nhưng vẫn đỏ ở cánh tay gần chỗ tiêm vaccine. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp chị tôi có cần phải ...
huongvutt, 56 tuổi, 28/8/4 Mai Văn Ngọc
Bé nhà em 2 tuổi (sinh năm 2023) nhưng chưa tiêm phòng phế cầu khuẩn. Vậy giờ cháu có tiêm bù được không? Có thể tiêm cúm cho bé luôn không?
Nguyễn Lê Uyên Phương, 30 tuổi, TP HCM
Nhờ bác sĩ tư vấn mũi cúm và phế cầu cho con trai tôi (sinh năm 2023). Cảm ơn!
Phan Thanh Từ, 35 tuổi, Bắc Giang
Hiện tôi đã trên 26 tuổi, không biết tiêm vaccine HPV còn đạt hiệu quả không? Xin tư vấn!
Quách Tố Như, 36 tuổi, Tiền Giang
Con gái được 3 tuổi, tôi muốn đăng ký tiêm vaccine cúm tại VNVC thì lịch tiêm thế nào, nên tiêm vaccine của Pháp hay Hà Lan sẽ tốt hơn?
Trần Minh Triệu, 25 tuổi, Đồng Nai
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn!

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm, triệu chứng đặc trưng là sốt cao, ho, đau mỏi khắp người... Mầm bệnh thường lưu hành khi thời tiết giao mùa, tăng vào mùa đông xuân. Do tính chất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc cúm.

Tuy nhiên, nhóm có hệ miễn dịch non yếu như trẻ em, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nguy cơ trở nặng, nhập viện cao hơn. Những trẻ có bệnh nền liên quan hô hấp như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính... dễ gặp các biến chứng của cúm hơn so với trẻ bình thường. Trẻ mắc cúm còn có thể trở thành nguồn lây cho gia đình, cho bạn bè cùng lớp, cùng trường, trong đó có những người cao tuổi, suy giảm miễn dịch.

Cách tốt nhất để phòng cúm cho trẻ là tiêm vaccine hàng năm. Hiện Việt Nam có hai loại vaccine cúm thế hệ mới, phòng 4 chủng virus phổ biến gồm A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm ngừa cần hai mũi, từ 9 tuổi trở lên chỉ cần một mũi.

Vaccine Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria), xuất xứ tại Sanofi Pasteur. Đây là loại vaccine bất hoạt dạng mảnh, hiệu lực vaccine và tính sinh miễn dịch tốt, được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng với độ an toàn cao cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Còn vaccine Influvac Tetra (Hà Lan) phòng ngừa 2 chủng cúm A (H1N1 và H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria), xuất xứ tại hãng dược phẩm Abbott. Đây là loại vaccine bất hoạt tiểu đơn vị, chứa kháng nguyên bề mặt virus, ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm, an toàn với người lớn tuổi, có bệnh nền.

Dù có những điểm khác nhau, cả hai loại vaccine đều an toàn, hiệu quả bảo vệ cao. Các mũi tiêm ngừa cúm đã được thử nghiệm trong một thời gian dài trước khi đưa ra thị trường, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn, hiệu quả.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Cho tôi hỏi. Tôi có tiền sử mắc hen suyễn, thường khó thở khi vào mùa lạnh. Vậy tôi có thể tiêm vaccine cúm không? Vaccine có hỗ trợ phòng ngừa hen không? Xin cảm ơn!
Hải Đường, 39 tuổi, Hải Phòng
Đọc tin tức tôi thấy sởi vẫn tăng và nhiều người cũng khuyến cáo tiêm ngừa đi. Tôi năm nay 38 tuổi không nhớ lịch sử tiêm ngừa trước đây thì có được tiêm sởi không, thủ tục và chi phí thế nào ạ?
Cao Thanh Thanh, 38 tuổi, Bình Dương
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn!

Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người. Hầu hết những người chưa có kháng thể do chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh. Cả trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, bội nhiễm gây viêm tai giữa, viêm ruột...

Sởi có thể lây trước cả khi bệnh nhân phát ban sởi. Vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động, an toàn, hiệu quả cao. Hai mũi vaccine có hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%. Trong tình hình sởi đang lan nhanh, gia tăng số ca mắc nặng ở cả trẻ em và người lớn tại nhiều tỉnh thành, bạn 38 tuổi không nhớ lịch sử tiêm ngừa nên tiêm vaccine sởi.

Các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như VNVC hiện đang có đầy đủ các loại vaccine phòng sởi đơn và vaccine kết hợp phòng sởi - quai bị - rubella. Vaccine sởi tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn. Lịch tiêm cho người lớn gồm 2 mũi cách nhau 1 tháng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Nam giới 32 tuổi cần tiêm vaccine HPV không thưa bác sĩ? Tôi chuẩn bị kết hôn thì cần tiêm những loại vaccine nào khác nữa không. Mong bác sĩ giải đáp!
Đặng Minh Nhật, 32 tuổi, TP.HCM
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn!

HPV là tác nhân của hàng loạt các bệnh tình dục và ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ giới như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, vòm họng. Vaccine là biện pháp chủ động, an toàn và hiệu quả để phòng HPV. Hiện nước ta có hai loại vaccine HPV gồm vaccine Gardasil và Gardasil 9 phòng lần lượt 4 chủng và 9 chủng virus HPV nguy cơ cao. Trong đó, vaccine Gardasil 9 tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi.

Trường hợp của bạn là nam, 32 tuổi có thể tiêm ngừa vaccine HPV Gardasil 9. Phác đồ Gardasil 9 cho người 15-45 tuổi có 3 mũi trong vòng 6 tháng. Tiêm đủ liều, vaccine có khả năng bảo vệ lên đến hơn 90%.

Bên cạnh đó, bạn có nhu cầu tiêm ngừa các vaccine tiền hôn nhân, đây là bước chuẩn bị quan trọng cho sức khỏe của cả hai vợ chồng. Bạn cần chú ý tiêm ngừa các nhóm vaccine phòng bệnh qua đường hô hấp như cúm, phế cầu, sởi, bạch hầu, ho gà, quai bị...; nhóm vaccine phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa như viêm gan A, tả, thương hàn; nhóm vaccine phòng bệnh lây qua đường tình dục như HPV, viêm gan B cũng như các vaccine quan trọng khác như sốt xuất huyết, uốn ván... Trong đó, vaccine viêm gan B tiêm nhắc khi kháng thể giảm, vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cần tiêm nhắc 10 năm/lần, vaccine cúm tiêm nhắc mỗi năm.

Các vaccine có số mũi tiêm và khoảng cách giữa các mũi khác nhau. Bạn và cả vợ bạn cần đến các trung tâm tiêm chủng như VNVC để bác sĩ khám sàng lọc, tra cứu lịch sử tiêm chủng của hai vợ chồng và đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp với từng cá nhân.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Thưa bác sĩ, hồi nhỏ em từng bị sốt xuất huyết rồi, vậy bây giờ em còn kháng thể để không bị lây nhiễm nữa không? Gần đây, xung quanh nhà em có nhiều người mắc bệnh quá, em lo lắm.
Mỹ Kim, 30 tuổi, Tân Phú, TP HCM
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn!

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính với khả năng lây nhiễm rất cao, do vi rút Dengue gây ra. Loại virus này có 4 type huyết thanh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vì có đến 4 type nên sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết người bệnh sẽ có miễn dịch với type virus đã mắc nhưng không có miễn dịch với các type virus còn lại. Do đó, người bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm sốt xuất huyết.

Đặc biệt, khi tái nhiễm, diễn biến bệnh thường nặng hơn lần đầu, tăng nguy cơ tử vong. Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nặng như sốc, tụt huyết áp, thoát huyết tương. Những trường hợp có nguy cơ cao tái nhiễm sốt xuất huyết là người dân sống ở khu vực sốt xuất huyết lưu hành, thời tiết mưa lũ cũng là yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.

Do đó, bạn nên vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, phơi khô các loại xô chậu, chum vại không để muỗi sinh sản. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp tiêm phòng vaccine sốt xuất huyết giúp ngăn ngừa bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra.

Vaccine được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn, không yêu cầu xét nghiệm trước khi tiêm. Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Theo các dữ liệu nghiên cứu, vaccine có hiệu quả phòng bệnh đến 80% và giảm ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Phụ nữ mang thai và cho con bú không được tiêm phòng, do đó bạn nên sắp xếp tiêm trước khi có thai tốt nhất 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tôi đã tiêm vaccine viêm gan B hai lần, lần 1 đủ ba mũi nhưng không đúng thời gian quy định, sau khi khám sức khoẻ kết quả xét nghiệm là không có kháng thể. Do vậy tôi đã tiêm lại đủ 3 mũi lần hai theo đúng quy định khuyến cáo của loại vaccine này nhưng kết quả xét nghiệm vẫn như lần trước. ...
Hà Yến, 52 tuổi, Tức Mạc, Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine ho gà ở tháng thứ mấy của thai kỳ ạ. Nếu mẹ đã tiêm vaccine rồi thì em bé có thật cần thiết tiêm vaccine không?
Huỳnh Phương Thanh, 30 tuổi, Hà Giang
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo thống kê, lứa tuổi mắc ho gà cao nhất được ghi nhận ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi do chưa được tiêm đầy đủ vaccine. Vì vậy, để bảo vệ trẻ trước khi đến tuổi tiêm chủng vaccine phòng ho gà, thông thường là 2 tháng, người mẹ cần tiêm vaccine phòng ho gà trong thai kỳ để truyền kháng thể cho con. Thời điểm tiêm chủng tốt nhất là trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ. Hiện Việt Nam có vaccine 3 trong 1 phòng cùng lúc 3 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván được chỉ định trong thai kỳ. Theo các nghiên cứu, vaccine có khả năng bảo vệ trẻ cao, lên đến hơn 90%.

Bạn cần lưu ý kháng thể từ mẹ truyền sang cho bé là kháng thể thụ động sẽ giảm dần theo thời gian và không còn đủ khả năng bảo vệ trẻ và trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nếu tiếp xúc mầm bệnh. Do đó trẻ cần được tiêm vaccine có thành phần ho gà để có kháng thể phòng bệnh chủ động. Trẻ từ hai tháng có thể tiêm vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần phòng ho gà. Mũi tiêm này giúp phòng 4 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib; thêm bại liệt, viêm gan B tùy loại vaccine. Phác đồ tiêm gồm bốn mũi khi trẻ 2, 3, 4 và 16-18 tháng tuổi. Vaccine cần tiêm đủ liều thì mới sinh miễn dịch cao nhất. Bạn cần lưu ý về lịch tiêm để phòng bệnh cho mẹ và bé tốt nhất.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Chào các bác sĩ, Con tôi bị mèo nhà nuôi cắn chảy máu ở ngón tay, tôi có tra cứu trên các trang y tế nói chưa cần tiêm và theo dõi con mèo trong vòng 15 ngày, nếu mèo bình thường thì không cần tiêm ngừa. Thông tin này không biết có đúng không? Tôi rất băn khoăn vì sợ tiêm cho bé sẽ ...
khiemntspk, 33 tuổi, Long An
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Nhiều người cho rằng mèo nhà hoặc các động vật nhỏ, được nuôi nhốt từ khi còn bé sẽ không có nguy cơ mắc bệnh dại tuy nhiên quan niệm này là sai lầm vì thực tế đa số các trường hợp mắc bệnh dại đều do các con vật nuôi trong gia đình. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh duy nhất là vaccine. 100% người khởi phát bệnh dại sẽ tử vong.

Mèo thường có thói quen liếm móng vuốt, do đó nguy cơ lây truyền bệnh dại rất cao thông qua vết cào. Thời gian ủ bệnh dại cũng khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng, vị trí vết cào cắn. Y văn từng ghi nhận một số trường hợp ủ bệnh dại dưới 10 ngày. Mặt khác, vaccine cần thời gian để sinh kháng thể bảo vệ. Nếu gia đình bạn chờ theo dõi con vật trong vòng 15 ngày mới đi tiêm vaccine thì có thể bỏ lỡ thời gian điều trị dự phòng bằng vaccine.

Cách xử lý đúng khi bị chó, mèo cào cắn là vệ sinh vết cào, cắn đúng cách và tiêm vaccine dại càng sớm càng tốt. Tùy theo tình trạng và việc theo dõi được vật nuôi hay không, bác sĩ có thể quyết định mũi tiêm ngừa dại phù hợp cho con bạn. Nếu con vật không mắc bệnh dại, vaccine dại vẫn có tác dụng dự phòng, phòng cho lần sau bé bị cắn, cào. Ví dụ nếu đã tiêm 3 mũi vaccine, lần bị cắn, cào sau bé chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vaccine và không cần dùng huyết thanh kháng dại.

Ngày nay, công nghệ sản xuất vaccine dại thế hệ mới đã được kiểm định và khẳng định tính an toàn, đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Vaccine phòng dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người tiêm. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tôi 59 tuổi, có bệnh nền cao huyết áp, ổn định, đang uống thuốc mỗi ngày thì tiêm cúm với mũi phế cầu được không? Có an toàn không, có cần vào bệnh viện tiêm không hay ra trung tâm gần nhà tiêm được vậy bác sĩ?
Tấn Lộc, 59 tuổi, Bình Định
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bác,

Theo thống kê, phần lớn các ca tử vong do cúm, viêm phổi phế cầu hàng năm chiếm tỷ lệ lớn ở người lớn, người trên 50 tuổi. Tuổi càng cao sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch máu. Do đó người lớn là một trong các nhóm nguy cơ cao của các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp và cần tiêm ngừa các vaccine như cúm và phế cầu.

Trường hợp của bác 59 tuổi, có bệnh nền tim mạch, không thuộc trường hợp chống chỉ định của 2 loại vaccine cúm, phế cầu nên có thể tiêm ngừa. Nếu không đang mắc các bệnh cấp tính, huyết áp đang điều trị ổn định có thể tiêm tại các trung tâm tiêm chủng (ngoài bệnh viện) uy tín. Theo phác đồ và các loại vaccine hiện có tại Việt Nam, bạn chỉ cần tiêm một mũi vaccine phế cầu 13 và tiêm một mũi vaccine cúm và nhắc mũi cúm lại hằng năm.

Khi đi tiêm, bác lưu ý mang theo các giấy tờ khám sức khỏe liên quan cũng như danh sách thuốc đang sử dụng. Bác sĩ tiêm chủng sẽ khám sàng lọc và đánh giá tình hình sức khỏe tại thời điểm thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm phù hợp.

Để có trải nghiệm tiêm chủng thoải mái nhất, bác cần ăn no vừa phải, không để bụng đói khi đi tiêm ngừa. Sau tiêm bác cần theo dõi ít nhất 30 phút tại trung tâm tiêm ngừa và 24-48 tiếng tiếp theo tại nhà. Bác có thể kết hợp ăn uống đủ các nhóm chất cũng như vận động nhẹ nhàng để vaccine giúp cơ thể sinh kháng thể tốt hơn.

Hiện Việt Nam lưu hành hơn 50 loại vaccine phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm. Ngoài vaccine cúm và phế cầu, người lớn cũng cần tiêm ngừa gần 15 loại vaccine phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt các vaccine như: não mô cầu khuẩn, ho gà - bạch hầu - uốn ván, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm gan A+B,... Người lớn tiêm ngừa không chỉ giúp phòng bệnh cho chính mình, tiết kiệm chi phí điều trị mà còn là cách tránh lây bệnh cho tất cả thành viên khác trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Mỗi loại vaccine có phác đồ tiêm khác nhau theo từng độ tuổi. Để biết cụ thể mũi tiêm, bác nên đến trung tâm tiêm chủng như VNVC để bác sĩ khai thác lịch sử tiêm ngừa, bệnh sử và đưa ra chỉ định tiêm thêm các loại vaccine phù hợp.

Cảm ơn câu hỏi của bác. Chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe.

Tôi đang điều trị sùi mào gà. Bác sĩ khuyên tôi đi tiêm vacwx xin HPV. Tiêm có hiệu quả không? Tuổi tôi còn tiêm được không? xin cảm ơn
Minh Anh, 39 tuổi, Bình Dương
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Vaccine HPV được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo là một trong các biện pháp hàng đầu giúp ngăn ngừa các bệnh do HPV gây ra, trong đó có sùi mào gà và các bệnh ung thư ở cả nam và nữ như ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, ung thư vùng đầu, cổ.

Hiện vaccine HPV đã được chứng minh có hiệu quả cao, bảo vệ trên 90% trước các chủng virus có trong vaccine. Vaccine có giá trị bảo vệ cho cả các trường hợp đã nhiễm HPV, giúp phòng tái nhiễm và nhiễm mới các chủng HPV nguy cơ cao khác.

Vaccine HPV tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi. Trường hợp của bạn mắc sùi mào gà có thể do chủng HPV 6 và 11 gây ra, trong khi đó vaccine HPV phòng được 9 chủng gây bệnh, do đó bạn vẫn nên tiêm vaccine để phòng nguy cơ mắc các chủng HPV khác.

Mặt khác, nếu sau này cơ thể đào thải chủng HPV 6 và 11 bạn đã từng mắc, bạn vẫn có thể tái nhiễm lại sau đó, tiêm vaccine cũng giúp phòng nguy cơ tái nhiễm. Bạn có thể mang theo các giấy tờ khám bệnh, đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như VNVC để bác sĩ tiêm chủng xem xét, đưa ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp.

Ngoài ra, để tránh lây nhiễm HPV cho người khác cũng như nhiễm các chủng mới, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị sùi mào gà hiện tại; giữ vệ sinh cá nhân; không dùng chung vật dụng cá nhân có khả năng bám chất tiết của bạn và lây cho người khác như khăn tắm, đồ lót; quan hệ tình dục an toàn; chú ý tập luyện, ăn uống đủ dưỡng chất giúp cơ thể đào thải virus.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Em bị mèo cào chỉ bị xước nhẹ ở vùng tay, không chảy máu, không sưng. Lần trước cách đây 3 năm em có tiêm đủ 5 liều vaccine dại, lần này em có phải tiêm lại không ạ?
Nguyễn Xuân Thịnh, 35 tuổi, Thanh hoá
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Mèo, chó chiếm hơn 96% số ổ chứa virus dại truyền bệnh sang người. Virus có từ chó, mèo có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn, cào, liếm không phân biệt lớn nhỏ và có chảy máu hay không.

Nghiên cứu của de Lima và cộng sự năm 2023 cho thấy độc tính virus dại của mèo cao hơn chó. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh dại ở mèo cao gấp 10 lần so với chó. Bệnh viện Johns Hopkins, Mỹ cảnh báo dại có thể truyền qua vết cào xước của mèo con. Mèo thường có thói quen liếm móng vuốt, do đó nguy cơ lây truyền bệnh dại cao hơn so với động vật khác.

Do đó, trường hợp của bạn vẫn cần tiêm ngừa vaccine dại và cần đến ngay các cơ sở tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ đánh giá vết thương và ra chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Nếu vết thương ở tay (xa hệ thần kinh trung ương), không sâu, và đã tiêm ngừa trước đó, lần này bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vaccine, không cần tiêm huyết thanh.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress