Em là Trang. Em đang muốn hỏi các bác sĩ về việc tiêm vaccine cho người mắc bệnh nhược cơ ạ.
Mẹ em năm nay 58 tuổi, mắc bệnh Nhược cơ 4 năm nay rồi ạ. Hiện tại mẹ em đang dùng Medrol 4mg 1 viên buổi sáng, Mytelase ngày nửa viên buổi sáng, Nivanil nửa viên sau ăn buổi sáng và Kali ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Nếu bệnh mạn tính của mẹ bạn ở giai đoạn ổn định thì mẹ bạn vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 được. Khi đi tiêm không cần dừng thuốc. Mẹ bạn nên mang theo hồ sơ bệnh và đơn thuốc đang dùng để bác sĩ khám sàng lọc trực tiếp quyết định.
Tôi muốn hỏi là tôi có bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ đã mổ được mười mấy năm rồi. Bệnh tồn tại ống động mạch, thêm bệnh rối loạn tiền đình đã đang triều trị hơn 10 ngày nay rồi. Vậy tôi xin hỏi bác sĩ là khi nào tôi có thể vaccine Covid-19 được, tiêm loại thuốc nào và ở đâu được. Xin ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Nếu hiện tại tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn ổn định, các bệnh lý trước đây đã được điều trị khỏi thì bạn không thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19. Bạn có thể tiêm ngừa được tất cả các loại vaccine khi có cơ hội và tiêm ở bất cứ cơ sở tiêm chủng nào.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 cách mũi 2 là 16 tuần hiệu quả như thế nào?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Tùy thuộc vào từng loại vaccine Covid-19 mà có khoảng cách giữa 2 mũi khác nhau. Tuy nhiên, những khuyến cáo về khoảng cách giữa hai mũi tiêm mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine. Còn trong tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm mũi 2 chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine và không phải tiêm lại từ đầu. Cho đến nay, chưa có khuyến cáo chính thức về thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.
Trong bối cảnh nguồn cung vaccine Covid-19 không dồi dào, người đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định, nguy cơ khiến bệnh nặng hoặc phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều.
Quan trọng nhất, sau khi tiêm vaccine Covid-19, bạn vẫn cần tiếp tục thực hiện 5K bởi khả năng lây lan bệnh cho người khác sau tiêm vaccine vẫn tồn tại.
Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!
Cho em hỏi tiêm vaccine mũi 1 của Trung Quốc vậy mũi 2 loại khác đc không ạ. Nhờ bác sĩ cho em biết về thông tin ạ. Em cảm ơn!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Về vấn đề phối hợp tiêm các loại vaccine Covid-19, hiện nay Bộ Y tế chưa chưa có khuyến cáo việc chuyển đổi mũi 1 từ vaccine Verocell (Trung Quốc) sang mũi 2 các loại khác.
Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Chào bác sĩ. Tôi 39 tuổi, hiện sống tại TP.HCM, con tôi được 6 tháng tuổi, đã được chích vaccine ngừa bệnh lao & viêm gan B từ lúc mới sanh. Đến tháng thứ 2 & 3 bé được chích vaccine 6 trong 1 & uống Rotavirus. Do dịch Covid-19 nên TP.HCM giãn cách xã hội, đến nay là 3 tháng rồi tôi chưa đưa bé ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Việc trì hoãn, ngắt quãng tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ lộ trình các loại vắc xin sẽ làm bé có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm có thể phòng được từ vắc xin như Bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng hô hấp do HIB; viêm gan B có trong vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, các bệnh do Phế cầu có trong vắc xin Synflorix hoặc Prevernar; bệnh cúm; bệnh viêm màng não do mô cầu BC;... Do vậy, nếu bé nhà Anh/Chị đã trễ các lịch tiêm chủng thì nên cho bé đi tiêm tại cơ sở tiêm chủng để được phòng các bệnh nêu trên càng sớm càng tốt.
Cảm ơn câu hỏi Anh/Chị. Trân trọng.
Chào bác sĩ! Cho em hỏi người bị bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ Beta Thalassemia thể nhẹ có được tiêm vaccine Covid-19 của hãng Astrazeneca không ạ? Nếu người bệnh này lại có huyết áp thấp 90/60 thì phải lưu ý gì khi tiêm vaccine không? Em cảm ơn các bác sĩ!
Chào Anh/Chị, Trường hợp những người bị Thalassemia thể nhẹ thì sinh hoạt như người bình thường, do đó trường hợp của Anh/Chị có thể được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị huyết áp thấp dưới 90/60, Anh/Chị nên đến bệnh viện nơi có điều kiện hồi sức cấp cứu tốt để tiêm chủng. Lưu ý khi đi đi tiêm, Anh/Chị cần mang đầy đủ hồ sơ sức khỏe để bác sĩ xem và hướng dẫn cho Anh/Chị. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Thưa bác sĩ, mẹ của em 63 tuổi có bệnh thiếu tiểu cầu, máu không đông. Hiện tại sức khỏe, ăn uống, sinh hoạt bình thường và cũng phải rất cẩn thận. Việc tiêm vacxin có ảnh hưởng đến bệnh hay không và cần lưu ý những gì?
Chào Anh/Chị, Với tình trạng bệnh của mẹ Anh/Chị, theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì đây là những trường hợp cần phải thận trọng. Với trường hợp như vậy thì tư vấn của bác sĩ khám lâm sàng. Ví dụ như trong trường hợp mà bác sĩ lâm sàng quyết định là tình trạng bệnh lý của mẹ Anh/Chị ổn định, thì chúng tôi có thể tiêm chủng tại VNVC. Còn trong tình trạng bệnh lý không ổn định thì nên tiêm chủng tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cụ thể về tình trạng bệnh lý và đưa ra quyết định về tiêm chủng. Còn trong những trường hợp có người bị giảm xuất huyết, hiện nay chúng ta đang dùng mũi kim 25 hoặc 23 thì sẽ có kỹ thuật tiêm để tránh trường hợp chảy máu là giữ vết tiêm lâu hơn nhằm tránh tình trạng xuất huyết. Trường hợp mẹ Anh/Chị đến và cung cấp đầy đủ thông tin thì chúng tôi sẽ tư vấn cặn kẽ. Và trong những trường hợp tiêm tại VNVC thì điều dưỡng của chúng tôi sẽ thực hiện các kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tiêm chủng an toàn nhất cho khách hàng. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!
Chào bác sĩ, em nghe mọi người truyền tai nhau trước và sau khi tiêm vaccine không được ăn trứng. Đúng hay sai? Xin bác sĩ cho ý kiến về vấn đề này.
Chào Anh/Chị, Thứ nhất, đây là quan niệm hoàn toàn sai. Việc ăn trứng không ảnh hưởng gì đến việc tiêm vaccine, vì trong vaccine Covid-19 không có bất cứ thành phần gì liên quan đến trứng. Chỉ có vaccine cúm mới có mối liên hệ với trứng, vì có thành phần được làm từ phôi gà. Mọi người cứ nghĩ virus Covid-19 này giống với chủng virus cảm cúm, nhưng thực tế, đây là hai loại virus hoàn toàn khác nhau. Kết luận, trứng không có bất cứ mối liên hệ nào với vaccine phòng Covid-19. Chúng ta có thể ăn trứng bình thường, không cần kiêng cử khi có kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!
Xin hỏi vaccine Covid-19 cho trẻ em có phí cao không? Muốn tiêm thì đăng ký ở đâu ạ?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào anh/chị,
Hiện nay, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn và triển khai việc tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho trẻ em. Trong thời gian chờ đợi hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế về việc tiêm vacccine Covid-19 cho trẻ, anh/chị nên tiêm cho trẻ những loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm sẵn có, như: vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella, bạch hầu-ho gà-uốn ván, vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus, vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, phòng viêm não Nhật Bản, cúm,... để xây dựng sức đề kháng toàn diện cho trẻ, đặc biệt các loại vaccine về đường hô hấp.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề về vắc xin trong độ tuổi của bé, anh/chị có thể liên hệ số Hotline 028 7300 6595, hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Thưa bác sĩ, khi nào có vaccine Covid-19 cho trẻ em?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào anh/chị,
Hiện nay, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn và triển khai việc tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho trẻ em. Trong thời gian chờ đợi hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế về việc tiêm vacccine Covid-19 cho trẻ, anh/chị nên tiêm cho trẻ những loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm sẵn có, như: vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella, bạch hầu-ho gà-uốn ván, vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus, vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, phòng viêm não Nhật Bản, cúm,...
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Vi khuẩn phế cầu thường trú trong hầu họng của mỗi người, lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang trùng không có triệu chứng. Bệnh có thể tạo thành ổ dịch nhỏ ở môi trường đông đúc như ký túc xá, nhà máy, viện dưỡng lão... Vi khuẩn này hiện có hơn 100 tuýp huyết thanh gây ra nhiều bệnh phế cầu xâm lấn cho cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu và bệnh phế cầu không xâm lấn như viêm phổi, viêm tai giữa và viêm xoang...
Hiện nay, tại gần 230 trung tâm tiêm chủng thuộc Hệ thống Tiêm chủng VNVC đều đang lưu hành 5 loại vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn. Bao gồm: phế cầu 10, phế cầu 13, phế cầu 15, phế cầu 20 và phế cầu 23. Trong đó, loại phế cầu 10 tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi, phế cầu 13 và phế cầu 15 tiêm cho trẻ từ 6 tuần và người lớn. Vaccine phế cầu 20 tiêm cho người từ 18 tuổi và phế cầu 23 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn.
Tùy độ tuổi, mỗi loại có số mũi tiêm khác nhau. Trường hợp ba bạn 60 tuổi, chưa từng chủng ngừa phế cầu, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm các loại vaccine phế cầu 13, 15, 20 và 23. Bạn nên sắp xếp đưa người nhà đến các cơ sở tiêm chủng gần nhất để được tư vấn và chỉ định loại vaccine phù hợp.
Ngoài vaccine phế cầu, bạn cũng nên tiêm ngừa cúm, não mô cầu, sởi... để phòng các bệnh lây qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến phổi cho gia đình.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do trung gian là muỗi vằn đốt người bệnh và truyền virus sang người lành thông qua vết đốt. Bệnh gây ra các triệu chứng như sốt cao đột ngột, người mệt lả, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, kèm tiêu chảy. Ở giai đoạn hạ sốt, bệnh dễ đột ngột trở nặng, có thể biến chứng sốc sốt xuất huyết, sốc mất máu, suy gan, suy thận, suy tim cấp, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, suy đa tạng, cô đặc máu và tử vong.
Tiêm vaccine sốt xuất huyết là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, được Bộ Y tế nước ta, CDC Mỹ và WHO, cùng nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Hiện Việt Nam có vaccine phòng sốt xuất huyết Qdenga, do hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất. Vaccine có khả năng ngừa cả 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Tiêm đủ và đúng phác đồ giúp ngăn ngừa mắc bệnh hơn 80% và ngăn nguy cơ nhập viện do bệnh hơn 90%.
Vaccine chỉ định tiêm cho trẻ từ 4 tuổi đến người lớn, với lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau 3 tháng. Do đó, con bạn 7 tuổi đã đủ tuổi để tiêm ngừa. Bạn nên đưa con đến cơ sở tiêm chủng gần nhất để khám và chỉ định tiêm, phòng bệnh sớm nhất có thể.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
HPV là virus gây ra nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục và các loại ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ, bao gồm sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật, hầu họng và hốc mũi.
Tiêm vaccine là biện pháp chủ động, an toàn và hiệu quả để phòng ngừa virus HPV. Bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV. Tỷ lệ nhiễm HPV ở nam giới trung bình lên đến 91%, trong khi khả năng đào thải virus ở nam giới lại thấp hơn nữ giới khoảng 26%. Bên cạnh đó, vaccine cũng có những đường lây không qua quan hệ tình dục như tiếp xúc vật dụng, khăn tắm, đồ lót, dụng cụ sinh thiết, phẫu thuật dính mầm bệnh.
Hiện nay, tại Việt Nam có hai loại vaccine phòng HPV là Gardasil và Gardasil 9. Trong đó, Gardasil chỉ định cho nữ giới từ 9-26 tuổi. Còn Gardasil 9 chỉ định cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi, không phân biệt đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Vaccine giúp phòng ngừa 9 chủng HPV nguy cơ cao gồm: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, là nguyên nhân gây ra sùi mào gà, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và các tổn thương tiền ung thư tại bộ phận sinh dục.
Trường hợp của bạn là nam giới, 34 tuổi, hoàn toàn có thể tiêm vaccine Gardasil 9. Lịch tiêm gồm 3 mũi trong vòng 6 tháng. Khi tiêm đủ liều, vaccine có thể đạt hiệu quả bảo vệ trên 90%.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn sinh sống trong môi trường tự nhiên, có nhiều trong đất cát, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở dù rất nhỏ. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, nhiễm trùng cơ hội, viêm phổi, tỷ lệ tử vong khoảng 10-90% hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề như teo cơ, cứng khớp...
Trẻ sơ sinh có thể tiêm vaccine có thành phần uốn ván từ hai tháng tuổi như 6 trong 1; 5 trong 1; 4 trong 1 phòng thêm các bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt. Lịch tiêm gồm 4 mũi khi trẻ đủ 2, 3, 4 tháng hoặc 2, 4, 6 tháng, mũi 4 tiêm khi trẻ từ 16-18 tháng. Riêng vaccine 4 trong 1, trẻ cần tiêm nhắc khi đủ 4-6 tuổi. Vaccine uốn ván được khuyến cáo nên tiêm nhắc sau mỗi 10 năm hoặc khi có vết thương bẩn, sâu.
Bé nhà bạn năm nay 8 tuổi, đã tiêm vaccine 5 trong 1, thường bị ngã trầy xước da thì vẫn nằm trong đối tượng được khuyến cáo nên tiêm nhắc một mũi vaccine. Tốt nhất, bạn nên đưa con đến trung tâm tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ đánh giá tình trạng vết thương và tư vấn lịch tiêm phù hợp.
Ngoài ba vaccine kể trên, Việt Nam hiện còn có các vaccine ngừa uốn ván cho trẻ em và người lớn, bao gồm vaccine uốn ván mũi đơn và vaccine uốn ván mũi kết hợp như 3 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, tiêm cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn, vaccine 2 trong 1 phòng thêm bệnh bạch hầu, tiêm cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn. Tùy thuộc độ tuổi và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ tư vấn lịch tiêm phù hợp.
Không chỉ em bé, cả gia đình bạn cũng nên kiểm tra lịch sử chủng ngừa để chủ động tiêm ngừa đủ 3 mũi trước phơi nhiễm. Khi xảy ra vết thương sâu, bẩn, mọi người chỉ cần tiêm nhắc một mũi vaccine uốn ván mà không cần tiêm thêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Bệnh não mô cầu xâm lấn cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng ngoài tim… Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường mơ hồ như sốt, đau họng, ho… dễ nhầm lẫn với cúm, gây chậm trễ điều trị. Người bệnh có nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ, tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Những người sống sót có thể gặp di chứng nặng nề như cụt chi, liệt, điếc, chậm phát triển về tâm thần, thể chất...
Tại Việt Nam, có 5 type huyết thanh não mô cầu nguy cơ gây tử vong gồm A, B, C, Y, W-135, đều đã có vaccine để phòng ngừa.
Bé nhà bạn 12 tháng tuổi, chưa tiêm vaccine não mô cầu. Hiện tại, bé có thể tiêm các vaccine phòng bệnh não mô cầu, bao gồm:
Vaccine VA-Mengoc-BC của Cu Ba, phòng 2 type huyết thanh B và C. Lịch tiêm gồm 2 mũi, cách nhau 45 ngày.
Vaccine Bexsero của Ý, lịch tiêm 2 mũi, cách nhau hai tháng, vaccine cần tiêm nhắc một mũi cách mũi 2 một năm.
Vaccine Menactra của Mỹ phòng các type A, C, Y, W-135, tiêm hai mũi, cách nhau ba tháng và tiêm nhắc một mũi sau 15 tuổi.
Nhằm kịp thời tạo kháng thể bảo vệ trẻ, bạn nên đưa bé đến trung tâm tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ tư vấn lịch tiêm phù hợp, có thể tiêm kết hợp vaccine nếu cần thiết.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress