Sau nhiều năm cây bệnh, thoái hóa, nông dân lần lượt đốn bỏ vườn, diện tích vú sữa Lò Rèn từ hàng nghìn ha, giờ chỉ còn 330 ha.
Đang vào chính vụ, lượng hàng lớn, cộng với ảnh hưởng dịch bệnh khiến thanh long tại Bình Thuận, Long An rớt giá chỉ còn 3.000–5.000 đồng một kg.
Dự án hồ trữ nước ngọt rộng 140 ha, tổng kinh phí trên 700 tỷ đồng, phục vụ cho gần 5.000 ha diện tích sản xuất, công nghiệp và phòng chống cháy rừng.
Mỗi kg mít hiện có giá 5.000-10.000 đồng một kg, giảm một nửa so với mức hồi đầu năm nay.
Mỗi kg khoai lang tím Nhật tại Đồng Tháp, Vĩnh Long còn 500-600 đồng, giảm hàng chục lần khiến người trồng khoai nguy cơ lỗ hàng trăm triệu đồng.
Thực trạng người dân Đồng Tháp Mười ồ ạt đào ao nuôi cá tra, tôm từ đất lúa khiến vùng đất này bị băm nát, theo tiến sĩ Lê Phát Quới, Trung tâm Khoa học Môi Trường và Sinh thái TP HCM.
Bất chấp lệnh cấm lẫn xử phạt, diện tích ao nuôi tôm trái phép ở Đồng Tháp Mười tăng từ vài ha lên 215 ha trong vòng một năm, nhiều hộ lén đào ao giữa đêm.
"Cá tra ăn sổ đỏ" là câu nói chua chát gần đây của dân vùng Đồng Tháp Mười sau khi nhiều người phải bán nhà, đất vì nuôi cá tra thua lỗ.
Sà lan chạy trên sông Tiền, bất ngờ tông vào 2 bè nuôi, làm 18 tấn cá thoát ra.
Tình hình hạn mặn đã giảm sau những cơn mưa lớn, tỉnh Tiền Giang cho tháo dỡ 8 đập thép trên các kênh để tạo điều kiện cho ghe tàu qua lại.
Với đặc thù ngập mặn của Bến Tre, theo Bộ Tài chính, trường hợp chi phí sản xuất nước sạch biến động mạnh thì giá nước ở đô thị không quá 22.500 đồng mỗi khối.
Ngành nông nghiệp đã dùng chế phẩm có nguồn gốc thực vật tiêu diệt hiệu quả sâu đầu đen phá hoại cây dừa, khoanh vùng được dịch.
Nắng nóng kéo dài khiến 70 tấn nghêu tại hợp tác xã thủy sản ở huyện Bình Đại chết, thiệt hại hơn một tỷ đồng.
Người dân chỉ cần tải phần mềm trên điện thoại hoặc truy cập vào web, có thể xem dự báo hạn mặn, mực nước tại bất kỳ nơi nào ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Loài sâu mới kích thước nhỏ hơn sâu đầu đen, xuất hiện trong thời gian ngắn ở Bình Đại nhưng sức cắn phá nhanh, gây thiệt hại hơn 10 ha dừa.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trả lời VnExpress về vấn đề biến đổi khí hậu ở miền Tây, trong đó có tình hình hạn mặn đang diễn ra.
Khai thác nước ngầm quá mức, hạ tầng đô thị gia tăng khiến Cần Thơ được đánh giá sụt lún hơn 5 cm mỗi năm, nhiều nhất các tỉnh miền Tây.
Gần 150 ha dừa bị sâu đầu đen có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka gây hại, nhiều nhà vườn phải đốn bỏ cây để tránh lây lan.
24 máy lọc công suất 10 m3 cùng nhiều máy lọc nhỏ được bố trí tại các nhà máy nước, trụ sở xã để người dân đến lấy nước ngọt miễn phí mùa hạn mặn.
Sau 10 giờ, đơn vị thi công đã lắp cửa van thép 203 tấn vào cống Cái Lớn - dự án ngăn mặn lớn nhất miền Tây, vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng.
Trong kế hoạch phòng, diệt chuột vừa được UBND TP Cần Thơ ban hành, ngân sách sẽ chi hơn 22,5 tỷ đồng, khoảng 7,5 tỷ còn lại là đối ứng của nông dân.
Cần ThơThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói để phát triển miền Tây cần phải hoàn thiện hạ tầng giao thông, chú trọng giáo dục, thu hút đầu tư, kêu gọi nhân tài...
Hạn mặn năm nay được dự báo ít khắc nghiệt hơn năm ngoái, nhưng người dân miền Tây vẫn lo đào ao, vét mương, mua túi nhựa "khổng lồ" trữ nước dự phòng.
Người dân tại huyện Giồng Trôm bị tăng giá nước từ gần 10.000 đồng lên hơn 50.000 đồng mỗi khối vì nhà máy phải chở nước ngọt từ xa về xử lý.
Trâu từ Campuchia được mua về, sau khoảng vài tuần đến một tháng vỗ béo, người dân bán lại, thu lãi 1-3 triệu đồng mỗi con.
53 ha lúa thuộc dự án khôi phục và phát triển nguồn gene lúa Nàng Thơm Chợ Đào hứa hẹn tìm lại chất lượng hạt gạo tiến vua huyền thoại một thời.
Sau 15 tháng thi công, cống Cái Bé tạm vận hành thực hiện vai trò ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất trên diện tích khoảng 20.000 ha.
Đập thép rộng 65m tại kênh Nguyễn Tấn Thành giáp sông Tiền cùng 7 đập nhỏ khác, tổng kinh phí khoảng 45 tỷ đồng được lắp đặt để ngăn mặn, trữ ngọt.
Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng sẽ vận hành một cống vào tháng tới để kiểm soát hạn mặn cho gần 20.000 ha trong mùa khô năm nay.