Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)
Thưa bác sĩ, trên 50 tuổi có thể tiêm chủng vaccine HPV được không? Ngoài ra còn có thể ngừa các bệnh ung thư nào?
Nguyễn Thanh Phương, 51 tuổi, Quận 7, TP.HCM
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới 9-26 tuổi để phòng ngừa các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt, các trường hợp đã quan hệ tình dục và có con cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9-26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính... đều đủ điều kiện mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26.

Với trường hợp của bạn đã trên 50 tuổi thì đã quá độ tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine HPV.

Để chủ động phòng các bệnh nguy hiểm do virus HPV, bạn cần thực hiện các biện pháp như: quan hệ tình dục an toàn, lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích, khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung...

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Tôi đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 vào tháng 6/2022 (2 Moderna và 2 Pfizer), cho xin hỏi tôi có cần tiêm mũi 5 hay không? Xin cảm ơn! Ngoài ra, sau khi tôi tiêm 2 mũi đầu Moderna tháng 8/2021 , đến đầu tháng 12/2021 tôi bị nhiễm và nhập viện điều trị triệu chứng 9 ngày.
Nguyễn Văn Tân, 65 tuổi, Quận 8, TP.HCM
Tôi năm nay 42 tuổi thì có tiêm vaccine HPV phòng các bệnh do HPV được không?
Nguyễn Trường Anh Vũ, 42 tuổi, TP.Thủ Đức
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới từ 9 - 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt, các trường hợp đã quan hệ tình dục cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9 - 26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính,... đều đủ điều kiện tiêm vaccine này mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng vaccine HPV, bạn có thể liên hệ đến các đơn vị tiêm chủng như Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Thưa bác sĩ, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm những loại vaccine gì? Thời điểm tiêm tối ưu nhất là khi nào?
Nguyễn Thị Hạnh, 23 tuổi, TP. Hà Nội
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Khi mang thai hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Theo đó, phụ nữ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine sau đây trước khi chuẩn bị mang thai, bao gồm:

1. Vaccine sởi - quai bị - rubella: Tiêm 2 mũi, hoàn thành phác đồ trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng.

2. Vaccine thủy đậu: Tiêm 2 mũi, hoàn thành phác đồ trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng.

3. Vaccine viêm gan B: Tiêm 3 mũi vòng 6 tháng, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai, vẫn có thể tiếp tục tiêm phòng trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh con.

4. Vaccine cúm: Nên tiêm trước khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ có thể tiêm cúm ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

5. Vaccine bạch hầu - uốn ván - ho gà: Cần tiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 10 năm. Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin Boostrix trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên tiêm chủng các vaccine trên ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai.

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

Sau 3 ngày bị chó cắn thì tôi đi tiêm chủng vaccine dại mũi 1, nhưng vì công việc nên tiêm mũi 2 thì quá 1 ngày, giờ con chó biểu hiện giống dại. Xin hỏi quên tiêm mũi 2 và đã tiêm mũi 3 thì liệu tác dụng vaccine có hiệu quả không ạ?
Nguyễn Xuân Tân, 42 tuổi, Bình Định
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Thời gian ủ bệnh ở người phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vết cắn càng nặng và gần cơ quan thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh càng ngắn. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh dại, vì vậy khi virus dại tấn công, gần như 100% cả động vật và con người đều sẽ tử vong.

Việc tiêm vaccine dại không đúng lịch khuyến cáo thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao, thậm chí rất nguy hiểm. Nếu không được tiêm chủng kịp thời, nguy cơ tử vong do bệnh dại là không thể tránh khỏi.

Do đó trường hợp của bạn nếu tiêm chủng vaccine dại trễ lịch thì vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại càng sớm càng tốt sau thời gian trong lịch hẹn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Con em nó bị chó ở nhà cắn vào cánh tay và bị bầm. Đến nay được 43 ngày thì con chó ở nhà bị chết do nó ăn thuốc thì em có cần cho bé đi tiêm ngừa dại không bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ?
Nguyễn Văn Vác, 33 tuổi, Long An
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Nếu chẳng may bị động vật cào/cắn hoặc liếm lên vết thương hở, trẻ cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt để cơ thể kịp sinh kháng thể ngăn chặn sự tấn công của virus dại, tốt nhất là ngay trong ngày đầu tiên.

Tùy thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân và tình trạng vết cắn, vị trí và số lượng virus xâm nhập, thời gian phát bệnh dại ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể lên tới vài tháng hoặc vài năm.

Trường hợp của con bạn bị chó cắn 43 ngày, gia đình vẫn nên đưa con đi tiêm chủng vaccine dại. Bạn có thể đến các Trung tâm tiêm chủng để được các bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Chào các bác sĩ, cho em hỏi bệnh dại có lây từ người sang người không ạ. Khi nào cần tiêm vaccine dại? Em xin cám ơn!
Võ Văn Đức, 38 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị
BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm

Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Mặc dù hiếm gặp nhưng y khoa đã ghi nhận trường hợp bệnh dại lây truyền trực tiếp từ người sang người. Các nguy cơ lây nhiễm từ người sang người chủ yếu thông qua vùng da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng có nhiễm nước bọt của người mắc dại. Tuy nhiên, việc lây nhiễm dại từ người sang người không phổ biến, chủ yếu trong số đó thông qua các ca ghép tạng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm, bạn có thể gọi hotline 028 7102 6595 hoặc đến các Trung tâm VNVC trên toàn quốc.

Em có dẫm phải đinh rỉ và có đi tiêm huyết thanh uốn ván nhưng 7 ngày sau em có hiện tượng nóng rất nóng và rát và đau bên tay tiêm vậy có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ
Nguyễn Đắc Công, 34 tuổi, tỉnh Bắc Ninh
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tiêm phòng vaccine uốn ván là rất cần thiết đối với mọi người, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như người có vết thương hở dính đất cát, phụ nữ có thai, nông dân, người làm việc trong các trang trại, công nhân làm việc tại công trường xây dựng… Hiệu quả phòng bệnh của vaccine có thể đến đến 95% nếu tiêm đủ liều, đúng lịch.

Vaccine uốn ván cũng như hầu hết mọi vaccine phòng bệnh khác, sau khi tiêm sẽ gặp một số tác dụng phụ nhẹ cho thấy cơ thể đang phản ứng để xây dựng khả năng miễn dịch chống lại căn bệnh này. Một số tác dụng phụ thông thường của vaccine uốn ván bao gồm đau nhức, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn. Hầu hết những tác dụng phụ này đều phổ biến đối với tất cả các loại vaccine uốn ván.

Với trường hợp của bạn nóng và rát xuất hiện vào ngày thứ 7 sau tiêm vaccine không phải là triệu chứng cảnh báo phản ứng bất thường, không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần quay lại các trung tâm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và thăm khám.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Tôi năm nay 37 tuổi, khỏe mạnh, cao 1m76, nặng 80 kg. Năm 2017 tôi có bị đau vai gáy nhẹ và có đến khám tại phòng khám Đa khoa gần nhà và được chỉ định tiêm. Sau khi tiêm tôi bị sốc phản vệ, bị ngất và đi cấp cứu. Tháng 8 /2021 khi đi tiêm vaccine Covid-19, sau khi đo huyết áp bình ...

Kiên, 37 tuổi, Tuyên Quang
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Như thông tin bạn cung cấp thì bạn từng bị sốc phản vệ tức bạn bị phản vệ mức độ III sau tiêm truyền thuốc thì bạn nên tiêm mũi vaccine Covid-19 tại bệnh viện có cơ sở hồi sức cấp cứu chuyên khoa. Bạn sẽ cung cấp đầy đủ về thông tin dị ứng của bạn cho bác sĩ khám sàng lọc để được chỉ định tiêm chủng và dặn dò theo dõi sau tiêm vaccine.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Tôi muốn hỏi là tôi chưa tiêm mũi 2 vaccine Covid-19, mà bây giờ chỉ có lịch tiêm mũi 3, thì làm thế nào để tôi có thể tiêm mũi 2 lại được. Cảm ơn bác sĩ!

Nghiêm Đình Tiến, 38 tuổi, Bắc Ninh
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào anh/chị,

Hiện nay chiến dịch thực hiện tiêm chủng vaccine Covid-19 2 mũi cơ bản và mũi nhắc lại, mũi bổ sung cho người dân hiện tại do các cơ sở y tế địa phương tiến hành thực hiện. Bạn hãy liên hệ với chính quyền địa phương để biết cách thức đăng ký tiêm mũi 2 nhé.

Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi.

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress