Cơn đau chỉ xảy ra khi tới kỳ kinh nguyệt gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Trường hợp thứ phát là cơn đau bụng bắt nguồn từ bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc viêm vùng chậu.
Triệu chứng
- Đau ở lưng dưới, ngay trên xương chậu
- Buồn nôn và nôn
- Đổ mồ hôi
- Ngất xỉu, chóng mặt
- Tiêu chảy hoặc phân lỏng
- Táo bón
- Đầy hơi
- Đau đầu
Nguyên nhân
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường kéo dài khoảng 28-30 ngày, thậm chí dài hơn. Thời gian hành kinh thường diễn ra trong 3-7 ngày. Trong thời kỳ kinh nguyệt, các cơ tử cung co bóp và giãn ra theo cách không đều. Chuyển động này giúp tử cung đẩy các mô, máu không mong muốn ra ngoài, có thể gây đau tùy theo mức độ khác nhau ở mỗi người.
Điều trị
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp làm dịu cơn đau.
- Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp đau bụng kinh thứ phát theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc
- Tập thể dục vừa phải
- Tránh căng thẳng thông qua thực hành thiền, chánh niệm hoặc yoga
- Bỏ thuốc lá
- Chườm ấm bụng
- Tắm nước ấm hoặc tắm dưới vòi sen
- Massage
Nguy cơ
Một số yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn bao gồm:
- Phụ nữ dưới 30 tuổi
- Bé gái dậy thì sớm
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Thường xuyên hút thuốc
- Căng thẳng
- Có kinh nguyệt nhiều
- Tiền sử gia đình có người đau bụng kinh dữ dội
- Là nạn nhân của lạm dụng tình dục
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Viêm vùng chậu
Phụ nữ nên đến bác sĩ khám nếu các triệu chứng đau bụng nghiêm trọng hoặc bất thường, xuất hiện cục máu đông lớn, đau vào những thời điểm khác, không chỉ quanh ngày hành kinh.
Bảo Bảo (Theo WebMD, Medical News Today)
Các bài viết của VnExpress có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.