Tôi khám sức khỏe định kỳ, đo điện tim block hoàn toàn nhánh phải 2 thì chỉ số mở máu cao hơn định mức (nhưng không tăng cao theo thời gian), nhịp tim hơi chậm khoảng 50L/phút, mới siêu âm tim bị hở van 2 lá. Vậy xin hỏi bác sĩ có cần phải uống thuốc điều trị gì không? Xin cảm ơn bác sĩ!
...Chào anh,
Kết quả khám sức khỏe định kỳ cho thấy anh có vấn đề về tim mạch. Anh nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng để đánh giá hình trạng hở van 2 lá của anh ở mức độ nào, có cần điều trị chưa. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tìm nguyên nhân khiến anh bị nhịp tim chậm, block nhánh và hở van tim, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp cho anh. Thân mến!
Mình thay van tim 2 lá sinh học được 2 năm rồi, nay xét nghiệm máu thấy máu nhiễm mỡ. Vậy xin bác sĩ tư vấn mình cần làm gì?
Chào anh,
Anh đã từng thay van sinh học, vậy anh cần đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để xem van có hoạt động tốt không, chức năng tim có được duy trì không... Trong lần khám tim định kỳ sắp tới, anh đưa kết quả xét nghiệm máu cho bác sĩ xem. Nếu cần dùng thuốc, bác sĩ tim mạch sẽ kê toa cho anh. Ngoài ra, anh cần tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia... Chúc anh sức khỏe!
Siêu âm tim có biết được độ hẹp của thành động mạch không? Một đơn thuốc tim mạch dùng trong mấy tháng vậy bác sĩ?
Chào bác!
Siêu âm tim là một thăm dò rất phổ biến hiện nay để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch. Siêu âm tim rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý về cấu trúc và chức năng tim như bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh lý cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành...
Hệ động mạch gồm rất nhiều mạch máu: động mạch chủ là động mạch chính xuất phát từ tim, các động mạch nuôi các cơ quan như động mạch não, mạch thận, mạch tạng, mạch chi và cả động mạch vành nuôi trực tiếp cho tim. Siêu âm tim sẽ không thể đánh giá chính xác được hẹp thành động mạch. Thay vì vậy, siêu âm mạch máu hoặc chụp cắt lớp vi tính động mạch là các thăm dò có thể chẩn đoán chính xác mức độ hẹp (tùy theo động mạch bác muốn khảo sát là mạch nào mà bác sĩ sẽ cho chỉ định phù hợp).
Đơn thuốc tim mạch dùng trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào bệnh lý mà người bệnh phải điều trị. Thông thường, người bệnh mắc các bệnh lý tăng huyết áp, suy tim, từng đặt stent mạch vành... sẽ phải điều trị thuốc kéo dài hoặc suốt đời.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, bác có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 - 0287 300 6858 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Tại sao khi ngủ nằm nghiêng thì khó thở vậy bác sĩ?
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân gây triệu chứng khó thở khi nằm nghiêng, trong đó nổi bật là nguyên nhân tràn dịch màng phổi, thiếu máu cơ tim, suy tim, các bệnh lý về mũi xoang... Để đánh giá chính xác về vấn đề bạn đang gặp phải, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết (điện tâm đồ, X-quang ngực, siêu âm tim...), trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bạn.
Chi phí khám sức khỏe tổng quát hàng năm thường có 2-3 triệu, xin hỏi với chi phí khám tổng quát như vậy thì có thể phát hiện sớm các bệnh liên quan đến ung thư hoặc các bệnh khác không ạ?
Chào chị,
Khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng, không chỉ trong tầm soát bệnh lý ung thư mà còn rất nhiều bệnh lý khác. Với mỗi xét nghiệm tầm soát, chúng tôi có đối tượng và thời gian theo dõi cụ thể. Với chi phí hàng năm 2-3 triệu đồng, chị có thể tầm soát được các bệnh lý cơ bản bằng xét nghiệm máu, siêu âm (tuyến giáp/ổ bụng/tuyến vú...), chụp X-quang tim phổi, nội soi tiêu hóa... Chị cũng có thể làm thêm một số thăm dò chuyên sâu hơn để sàng lọc. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng các thăm khám nên được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ để được đánh giá trên từng người bệnh, tránh bỏ sót bệnh cũng như tránh gây lãng phí.
Thỉnh thoảng tôi bị tăng nhịp tim làm cho hoảng loạn, khó thở, sau đó nhiều ngày bị run chân. Xin hỏi bác sĩ như vậy là tôi bị gì? Có cần đi khám tim mạch không?
100 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi. Có nhiều loại rối loạn nhịp nhanh và cần tìm nguyên nhân của nhịp tim nhanh (các bất thường về cấu trúc tim, rối loạn nhịp do rối loạn dẫn truyền điện học trong tim, bệnh lý cường giáp...) Anh nên đi khám chuyên khoa tim mạch để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị cho anh. \nHệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có các chuyên gia về tim mạch với nhiều phương tiện máy móc đầy đủ để chẩn đoán và điều trị cho anh (máy điện tim, siêu âm tim, Holter điện tim 24-48 giờ, máy theo dõi điện tim online 14 ngày, máy thăm dò điện sinh lý tim...).
Tôi bị giãn tĩnh mạch nông chân trái và giãn tĩnh mạch sâu chân phải độ 2, đã uống thuốc suy giãn tĩnh mạch hơn một năm. Bác sĩ nói tôi nên làm lazer, nhưng không biết phương pháp lazer có hết được lâu không? phương pháp lazer có ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bác,
Đốt laser nội tĩnh mạch, gọi ngắn là đốt laser tĩnh mạch là một thủ thuật ngoại khoa với thời gian thực hiện ngắn, hiệu quả nhanh và có tác dụng lâu dài. Người bệnh được thực hiện thủ thuật bằng gây tê tại chỗ (tỉnh táo trong mổ) hoặc gây mê mask thanh quản (ngủ sâu khi mổ). Sau thủ thuật, bệnh nhân sẽ tỉnh ngay và có thể đi lại bình thường cũng như thực hiện sinh hoạt hàng ngày được ngay.
Trong thủ thuật, bác sĩ sẽ luồn một dây laser nhỏ bằng đầu bút bi vào lòng tĩnh mạch bị bệnh, bơm nước xung quanh tĩnh mạch để tách nó ra khỏi mô xung quanh, và thực hiện đốt nhiệt bằng laser để gây viêm xơ nội mạc tĩnh mạch lại, làm bít lòng mạch, không cho máu đi theo tĩnh mạch bệnh nữa.
Đốt laser tĩnh mạch cũng có một tỷ lệ biến chứng rất nhỏ như bị viêm da do nhiệt tỏa ra, lòng mạch dày cháy không hết gây giảm hiệu quả đốt, hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu hay nhiễm trùng da.
Tĩnh mạch bệnh, vốn đã không còn chức năng mà còn gây triệu chứng khó chịu ở chân, do đó khi mình "triệt tiêu" nó sẽ cải thiện rất nhiều về cả cảm giác và chất lượng cuộc sống. Đây là phương pháp được chứng minh hiệu quả lâu dài, ít biến chứng và được thực hiện thường quy ở các trung tâm tĩnh mạch lớn trên thế giới cũng như ở BVĐK Tâm Anh.
Tôi bị hở van 3 lá 1,5/4 và 2 lá 1/4. Tôi nên làm gì để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn?
Chào chị!
Theo thông tin chị cung cấp thì van tim 2 lá và 3 lá của chị chỉ hở ở mức độ nhẹ. Với mức độ hở đó thì chưa ảnh hưởng tới hoạt động của tim, do vậy chị không cần phải điều trị gì, hãy cứ sinh hoạt, làm việc như bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên chị có chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để tốt cho sức khỏe tim mạch lâu dài, tái khám định kỳ hàng năm, tránh nguy cơ các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành là những bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của van tim sau này.
Tháng 5 tôi có lịch tiếp khách dày đặc trong TP HCM, khoảng 3-4 ngày liên tiếp khiến cơ thể mệt mỏi. Tối ngày 9/5 sau khi ăn hải sản (con ốc giác) và uống khoảng 3 lon bia, sau đó huyết áp tôi lên khoảng 198/120, cảm thấy hoa mắt chóng mặt, tay chân bủn rủn. Ngày hôm sau tôi đến khám tại Bệnh ...
Chào anh!
Khi uống bia hay thức uống có cồn, do cồn làm giãn mạch nên huyết áp có thể giảm nhẹ, tuy nhiên ít khi gây giảm sâu hoặc tụt huyết áp như anh miêu tả. Ngoài ra, về hiện tượng tăng huyết áp, theo như anh nói thì chưa rõ việc chẩn đoán tăng huyết áp đã chắc chắn hay chưa. Có một số tình trạng khiến huyết áp tăng cao hơn bình thường như mất ngủ, căng thẳng, kích thích hoặc đau đớn. Khi đó, không cần dùng thuốc điều trị hạ huyết áp mà nên điều chỉnh những trạng thái là nguyên nhân nêu trên. Còn bệnh tăng huyết áp vô căn ở người trung niên đến cao tuổi là một bệnh mạn tính, một khi đã chẩn đoán xác định thì cần điều trị với thuốc uống lâu dài (cả đời).
Theo tôi, anh nên tạm dừng các thuốc đang uống và đi khám lại với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chắc chắn là có bệnh tăng huyết áp hay không (bằng việc đo huyết áp đúng cách hoặc phối hợp thêm với máy theo dõi huyết áp lưu động - Holter huyết áp 24h), từ đó quyết định phác đồ là có dùng thuốc duy trì hay không.
Trân trọng!
Tôi thỉnh thoảng có tức ngực trái, không khó thở. Dạo này tần xuất dày hơn, thời gian lâu hơn cỡ hàng phút. Tôi chụp động mạch vành, bác sĩ kết lậu không vấn đề gì lớn. Tôi phải đi khám gì để phát hiện ra bệnh?
Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Tức ngực trái có thể là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh khác nhau chứ không chỉ riêng tim mạch, chẳng hạn như hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh... Chúng tôi cần khai thác một vài thông tin khác liên quan đến triệu chứng tức ngực trái của anh như thời điểm đau, tính chất đau như thế nào, có liên quan gì đến gắng sức, sinh hoạt, ăn uống gì không, hướng lan ra sao... Vì vậy, anh nên đến một cơ sở y tế có đa chuyên khoa để được đánh giá đầy đủ cả bệnh lý tim mạch và ngoài tim mạch, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Tôi dạo này thỉnh thoảng cảm thấy hồi hộp, phải hít sâu để thở, thường xuyên nhất là lúc lái xe. Hiện đang bị rối loạn mỡ máu, cholesterol total 6.01, triglycerid 2.06. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.
Chào anh,
Rất tiếc anh chưa cung cấp đầy đủ thông tin về các chỉ số mỡ máu như LDL-C và HDL-C. Tuy nhiên, chỉ số cholesterol toàn phần của anh đã có tăng.
Rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch xơ vữa, bao gồm bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim), bệnh động mạch não (đột quỵ) và bệnh động mạch ngoại vi chi dưới. Gần đây anh có triệu chứng hồi hộp, phải hít thở sâu để thở, có thể là biểu hiện của bệnh động mạch vành hay có tình trạng rối loạn nhịp tim. Do đó, tốt nhất anh nên đi khám chuyên khoa tim mạch để được chỉ định làm xét nghiệm máu định lượng đường trong máu, đánh giá lại tình trạng mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận, siêu âm tim, đo điện tim, trắc nghiệm gắng sức... để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Tôi nằm ngủ nếu nằm ngửa luôn bị tắc thở, còn nằm nghiêng thì không. Vậy tôi bị bệnh gì thưa bác sĩ?
Chào chú,
Xin cảm ơn câu hỏi của chú. Các nguyên nhân gây thở khó bao gồm lo lắng, căng thẳng quá độ, viêm phổi, nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp, hạ huyết áp (huyết áp thấp), thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)... Tuy nhiên, câu hỏi của chú chưa nói rõ là bị bao lâu, có tiếp xúc với dị nguyên gì không, bản thân có bệnh nền liên quan bệnh lý tim mạch không. Việc nằm nghiêng có đỡ, giảm cũng tùy do nguyên nhân gây ra. Do đó, việc cần thiết hiện tại là chú nên đi kiểm tra sức khỏe lại. Bác sĩ sẽ giúp chú tìm các nguyên nhân gây khó thở, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây hụt hơi nếu nằm ngửa khi ngủ là gì thưa bác sĩ?
Chào chú,
Các nguyên nhân dẫn tới thở khó bao gồm lo lắng, căng thẳng quá độ, viêm phổi, nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp, hạ huyết áp (huyết áp thấp), thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)... Trong câu hỏi của chú chưa nói rõ là bị khó thở bao lâu, có tiếp xúc với dị nguyên gì không, bản thân có bệnh nền liên quan bệnh lý tim mạch không... Do đó, chú nên đi kiểm tra sức khỏe lại để tìm nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở của mình, từ đó có phương pháp điều trị đúng cách.
Tôi năm nay 40 tuổi, nhân viên văn phòng, bị nhịp nhanh trên thất đã cắt đốt triệt ổ loạn nhịp tháng 10/2019. Siêu âm tim bị hở van 2 lá 1/4, van 3 lá 1/4. Tôi bị bệnh tăng huyết áp vô căn đang dùng thuốc telmisartan 40 mg. Hiện tại, huyết áp của tôi thường đo được là dao động từ 120/90 đến ...
Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào anh,
Chúng tôi xin phép được tư vấn các vấn đề anh thắc mắc như sau:
1. Triệt đốt ổ loạn nhịp của anh đã ổn chưa? Với câu hỏi này, cần đánh giá sau khi triệt đốt anh còn triệu chứng của cơn rối loạn nhịp nhanh không. Chẳng hạn như trước khi triệt đốt anh bị cơn hồi hộp, trống ngực, mệt, tức ngực, tụt áp... giờ sau khi điều trị nếu triệu chứng biến mất thì đồng nghĩa việc triệt đốt của anh có hiệu quả. Ngược lại, nếu các triệu chứng thỉnh thoảng lại xuất hiện thì anh cần được kiểm tra lại tại các cơ sở y tế.
2. Anh thường bị đau ngực trái âm ỉ, hở nhẹ van 2 lá, van 3 lá? Đau ngực trái âm ỉ có thể là triệu chứng của nhiều nhóm nguyên nhân của các chuyên khoa khác nhau như tim mạch, tiêu hóa, cơ xương khớp... Anh nên đến cơ sở y tế có đa chuyên khoa để đánh giá chính xác tính chất đau ngực như thế nào, định hướng nguyên nhân là gì để có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác hơn, cũng là để tái đánh giá tình trạng van tim của anh.
3. Huyết áp của anh dao động 120/90 đến 140/100 và huyết áp tâm trương thường xuyên vượt quá 90 mmHg. Qua thông tin anh cung cấp, chúng tôi chưa biết cách thức anh đo huyết áp ra sao, thời điểm như thế nào... nhưng có vẻ anh chưa đạt được đích mục tiêu điều trị về tăng huyết áp. Anh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để được tư vấn cách theo dõi huyết áp một cách chính xác hơn. Bác sĩ có thể cho anh đeo máy Holter huyết áp 24 giờ để đánh giá hiệu quả dùng thuốc của anh, từ đó đưa ra tư vấn chính xác nhất về việc điều chỉnh thêm hay đổi thuốc huyết áp của anh.
Hiện nay ở Việt Nam đã chữa giãn nhĩ trái tim bằng cấy tế bào gốc tự thân chưa, giãn nhĩ trái có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn không? Xin cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào chị,
Liệu pháp tế bào gốc thực sự là một hướng tiếp cận có rất nhiều hứa hẹn trong điều trị các bệnh tim mạch nan giải (suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp, đau ngực kháng trị ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành mạn tính, suy tim mạn, bệnh cơ tim giãn, bệnh động mạch chi dưới giai đoạn thiếu máu chi trầm trọng…), trong đó có nhóm bệnh mà chị quan tâm là giãn các buồng tim.
Tuy vậy, kết quả trong các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới còn chưa thống nhất do vẫn còn nhiều câu hỏi về những vấn đề mấu chốt như: nên lựa chọn loại tế bào gốc nào, mật độ/số lượng tế bào tối ưu, đường cấy, thời gian cấy, vùng mô đích hiện vẫn đang được nghiên cứu, thử nghiệm.
Theo thông tin của chúng tôi, chưa có bệnh viện nào công bố chính thức về quy trình, cách thức thực hiện và hiệu quả thành công. Vì vậy, chúng tôi cũng đang hy vọng trong thời gian sắp tới có kết quả được công bố.
Còn vấn đề giãn nhĩ trái của chị, chúng tôi cần nhiều thông tin hơn để tư vấn chính xác cho chị về hướng điều trị. Chị nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra, tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn