Chủ nhật, 27/7/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Năm 2016 tôi được chẩn đoán bị u mạch máu dạng vi mạch trên gan; thời gian qua tôi đi khám thì bác sĩ kết luận tiếp tục theo dõi. Cho tôi hỏi đối với bệnh này có phương pháp gì để chữa trị không? Chế độ ăn uống, sinh hoạt? Cảm ơn bác sĩ.

Ngô Văn Sỹ, 48 tuổi, 254 Trần Phú - Lộc Sơn - Bảo Lộc - Lâm Đồng

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Hiền

Chào bạn, bạn đã được chẩn đoán là u mạch máu trong gan (hemangioma), đây là một u lành tính. Bạn chỉ cần định kỳ đi khám 1 năm 1 lần, nếu khối u to lên hay có nguy cơ chảy máu thì bạn có thể sử dụng phương pháp nút mạch để kiểm soát khối u cũng như giảm nguy cơ chảy máu khối u. Bạn nên sinh hoạt điều độ, tránh uống rượu bia nhiều, thức ăn không cần thiết phải kiêng khem nhiều, bạn có thể điều chỉnh phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Tôi khám định kỳ viêm gan B: Chỉ số AST 240, ALT 267, HBV 2.8x6log. Bác sĩ nói tôi 60 rồi nên cho uống Tenofovir 300 và VG-5. Bác sĩ cho hỏi, như vậy có khả năng điều trị hết không. Tôi bị viêm gan đã hơn 15 năm, sức khỏe vẫn tốt.

Lê Quang Minh, 59 tuổi, 229 Tân Kỳ, Tân Quý

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Chào chú Minh, dựa vào men gan, nồng độ virus và tuổi của chú Minh thì chỉ định điều trị kháng virus là hợp lý. Mục tiêu khi điều trị kháng virus ở bệnh nhân viêm gan B mạn là không để virus siêu vi B gây tổn thương tế bào gan cũng như ngăn ngừa các biến chứng như xơ gan, ung thư gan. Còn tỉ lệ mất hoàn toàn virus (hết viêm gan B mạn) rất thấp # 0.5-1%/năm. Chúc chú nhiều sức khỏe.

Tôi bị viêm gan B từ năm 2018, khám và điều trị năm 2020 xét nghiệm kết quả kết luận; không phát hiện HBV DNA. Tuy nhiên đến nay tôi vẫn uống thuốc đều theo đơn bác sĩ. Xin hỏi bác sĩ bệnh viêm gan B phải uống thuốc suốt đời phải không? Tiếp theo tôi cần điều trị như thế nào?

Trần Văn Ký, 60 tuổi, TT Đạ Tẻ - Đạ Tẻ - Lâm Đồng

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Chào chú Ký,

Liệu pháp kháng virus sẽ được xem xét ngưng nếu chú mất HBsAg, hoặc trong trường hợp trước điều trị chú có HBeAg (+) thì liệu pháp kháng virus sẽ được xem xét ngưng nếu nồng độ HBV DNA không phát hiện ít nhất 12 tháng và HBeAg (-) hoặc có anti HBe (+). Còn nếu chú đã có biến chứng xơ gan thì liệu pháp kháng virus sẽ được duy trì liên tục. Trường hợp cụ thể.

Chú nên thăm khám chuyên khoa gan để bác sĩ có thể đánh giá 1 cách toàn diện về yếu tố nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan của chú nhằm có hướng theo dõi và điều trị đúng nhất. Chúc chú nhiều sức khỏe.

Tôi bị viêm gan B trên 10, nay chưa khỏi (HbsAg - ) 1 năm nay, thử kháng thể siêu vi B (âm tính). Vậy tôi có nên chích ngừa không?

Sy Luong Cong, 66 tuổi, 27 Phạm Văn Đồng, Vỉnh Hoà, Nha Trang

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, đối với những người có nhiễm viêm gan virus B thì không có khuyến cáo sử dụng vaccine để dự phòng nữa.

Tôi đi khám và bác sĩ chẩn đoán tôi bị nhiễm virus viêm gan B. Bác sĩ cho tôi hỏi, giờ làm thế nào để khỏi bệnh và cách thức phòng chống căn bệnh này?

Hoàng Tiến Sĩ, 45 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, đối với viêm gan virus B thì việc điều trị khỏi hoàn toàn hiện nay là không có. Người bệnh điều trị khi có chỉ định điều trị của bác sĩ. Vì thế bạn đến thăm khám ở cơ sở y tế uy tín để biết mình có chỉ định điều trị không. Cần phòng biến chứng của bệnh viêm gan B bằng cách siêu âm, xét nghiệm máu 6 tháng/lần để tầm soát ung thư gan sớm, đồng thời theo dõi tiến triển của bệnh có nguy cơ bị xơ gan hay không.

Gia đình có tiền sử bệnh gan. Tôi bị viêm gan B phát hiện năm 17 tuổi đến thời điểm hiện tại, tôi 42 tuổi. Hằng năm tôi có đi khám gan và kiểm tra định kỳ. Cách đây 2 năm có đi kiểm tra định lượng giờ không nhớ chỉ số bao nhiêu nhưng bác sĩ không cho thuốc mà chỉ nói là cữ ...

Chức, 41 tuổi, Quảng Ngãi

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, đối với người bị nhiễm viêm gan virus B nhưng có bố mẹ hoặc anh em ruột bị xơ gan, ung thư gan thì dù men gan cao hay không cao vẫn cần điều trị bằng thuốc ức chế virus.Nếu men gan không tăng, gan chưa bị xơ hóa, quá trình viêm ít thì có thể theo dõi định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và phòng biến chứng ung thư gan.

Em hay bị đau tức vùng bụng phải đi khám kiểm tra máu, siêu âm các chỉ số bình thường tuy có bị gan nhiễm mỡ nhẹ, không bị viêm gan B, C nhưng gia đình có tiền sử bị ung thư gan. Bác sĩ tư vấn em nên kiểm tra gì nữa để chắc chắn ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Thanh Tran, 34 tuổi, Biên Hòa,Đồng Nai

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Chào ThanhTran,

Hiện bạn không bị viêm gan B, C nên nguy cơ biến chứng ung thư gan do B, C có thể loại trừ nhưng bạn nên thận trọng kiểm tra xem kháng thể chống lại virus B đã có chưa, nếu chưa có nên chích ngừa.

Hai nguyên nhân còn lại có thể gây biến chứng xơ gan, ung thư gan thường gặp là gan nhiễm mỡ không do rượu và rượu bia, nếu bạn không có sử dụng rượu bia thì cái lo lắng là gan nhiễm mỡ không do rượu.

Trường hợp này bạn nên đánh giá xem có bị rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cường giáp, béo phì kèm theo hay không? Bạn có thể đến khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị chính xác nhé. Chúc bạn mau khỏe.

Em năm nay 31 tuổi, bị viêm gan B đã 2 năm Hiện tại sức khỏe của em bình thường, sắp tới em kết hôn nên rất lo lắng sẽ lây cho vợ và con em sau này. Vợ em thì vẫn âm tính, sau này chúng em muốn có con thì cần phải tiêm phòng hay làm gì để con được an toàn ạ?

...

Ma hồng thái, 29 tuổi, Thị trấn na hang, huyện na hang, tỉnh tuyên quang

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, bạn bị viêm gan virus B thì cần xét nghiệm xem vợ bạn bị viêm gan virus B hay chưa? Vợ bạn có thể xét nghiệm HBsAg và Anti HBs.

Nếu chỉ số HBsAg âm tính và kháng thể Anti HBs dương tính và trên 10 đơn vị, tức là vợ bạn đã có miễn dịch và không phải tiêm phòng. Vợ không bị thì khả năng lây sang con là không có. Để tránh bố lây cho con thì sau này lưu ý trong quá trình sinh hoạt không nên dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng...

Tôi 39 tuổi, khoảng từ năm 2012 đi xét nghiệm thấy HbsAg =1 nên bác sĩ không cho uống thuốc; đến năm 2019 đi xét nghiệm thì HBeAg cao nên bác sĩ cho uống thuốc, uống đều đặn thuốc Hepbest mỗi ngày, tái khám 3 tháng, hiện xét nghiệm HBeAg=300; men gAFP. Tôi muốn hỏi tình trạng bệnh của tôi có nguy hiểm không và ...

thanhhaibox, 39 tuổi, 65 Lê Lợi, TP HCM

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Chào ThanhHai,

Đáng tiếc là Thanhhai không cung cấp về chỉ số nồng độ men gan AST, ALT, nồng độ virus trước và sau khi điều trị, cũng như mức độ xơ hóa gan (siêu âm đo đàn hồi) (nếu có) nên bác sĩ không thể tư vấn mức độ đáp ứng thuốc và mức độ tổn thương gan hiện tại. Bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Gan mật tụy để được đánh giá về tình trạng gan hiện tại. Cảm ơn bạn.

Tôi 34 tuổi, mỗi năm đi khám siêu âm gan, bác sĩ siêu âm cứ ghi hồ sơ: nhu mô thô nhẹ, bờ đều, phản âm kém, có nhiều nốt echo dày giới hạn rõ halosign (-) dmax # 7mm. Vậy nhờ bác sĩ giải thích rõ hơn về kết luận này giúp tôi. Các năm trước khám chuyên khoa thì có virus siêu vi ...

thanhlong.engi, 34 tuổi, 27/4, Phước Hoà, Phước Bửu, Xuyên Mộc, BRVT

ThS.BS Hồ Hoàng Phương

Chào bạn, theo như mô tả của bạn về kết quả siêu âm, hình ảnh gan thô nhẹ, bờ kém đều phản ánh tình trạng nhu mô gan của bạn bị tổn thương mạn tính, có thể có xơ hóa gan ở một mức độ nào đó.

Trên nền bệnh gan mạn tính như vậy, các nốt echo dày dưới 1cm thường là các nốt tái tạo hoặc loạn sản (có nguy cơ chuyển sang ung thư về lâu dài). Vì vậy, bạn nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và siêu âm mỗi 3 - 6 tháng (theo khuyến cáo của hiệp hội điện quang Mỹ) để theo dõi các nốt này.

Tôi bị viêm gan B mạn và đã điều trị được 10 năm nay, sau 2 lần xét nghiệm, mỗi lần xét nghiệm cách nhau 6 tháng. Các chỉ số của gan bình thường, số virus không tìm thấy và chỉ số HBsAg âm tính. Bác sỹ cho tôi dừng uống thuốc. Vậy tôi xin hỏi bác sỹ tình trạng viêm gan B của tôi ...

Đoàn Quang Chưu, 54 tuổi, 164 Ông Ích Đường, Đà Nẵng

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, nếu điều trị viêm gan virus B mà chỉ số HBsAg âm tính thì có thể coi là khỏi bệnh. Tuy nhiên, những người đã từng bị nhiễm virus viêm gan B vẫn có khả năng bị ung thư gan, vì thế cần kiểm tra định kỳ 6 tháng/1 lần bao gồm: siêu âm, xét nghiệm máu, kiểm tra định lượng virus vì có thể dương tính trở lại.

Năm 2005 em phát hiện mình bị virus viêm gan B, có vài lần em đi khám thì bác sĩ có bảo cứ về ăn uống sinh hoạt bình thường không phải uống thuốc gì cả. Từ đó tới nay e cũng không uống thuốc gì. Vậy bác sĩ cho em hỏi, em có cần phải đi khám về gan không và cần khám những ...

Hà Thị Huyền, 37 tuổi, Số 1, Ngõ 402 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, bệnh của bạn cần đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi nhiều hoặc có những dấu hiệu bất thường như đi tiểu sẫm màu, vàng da vàng mắt thì bạn nên đi khám.

Định lượng virus viêm gan siêu vi B dưới ngưỡng phát hiện bao nhiêu lần thì bác sĩ cho ngưng thuốc? Xin cảm ơn bác sĩ.

Danh Mịnh, 33 tuổi, Ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, Hậu Giang

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Chào Danh Minh,

Thường khi xem xét ngưng thuốc cho bệnh nhân đang điều trị viêm gan B mạn, bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số như nồng độ virus, tình trạng HBeAg, nồng độ HBsAg, men gan…cũng như tình trạng tổn thương gan hiện tại và tiền căn gia đình ung thư gan xơ gan.

Đối với nồng độ virus, dưới ngưỡng phát hiện ví dụ < 20 IU/ml có giá trị định tính, còn định lượng được thì chưa thể gọi là dưới ngưỡng phát hiện. Cảm ơn bạn


Tôi đã điều tri viêm gan B được 5 năm rồi và đang dùng thuốc tên là Hepbest. Tôi đọc thì thấy thuốc này cũng nhiều tác dụng có hại và tôi cũng thấy thuốc này lại là thuốc của Ấn Độ. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi dùng lâu dài thuốc này có sao không? Và nếu có thuốc nào tốt hơn ...

LÊ THANH CONG, 35 tuổi, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

BS.TS Vũ Trường Khanh

Chào bạn, tất cả các loại thuốc thì nhiều hay ít đều sẽ có tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc Hepbest có ưu điểm là một trong những thuốc điều trị viêm gan B ít ảnh hưởng đến xương và thận. Thuốc đã được cấp phép nên vẫn an toàn để sử dụng cho người bệnh.

Kết quả định lượng HBV DNA của mình là 5.1 x 10 mũ 2 (hệ số chuyển đổi từ IU/ml sang Copies/ml là 1,7). Xin cho hỏi chỉ số này thì tình trạng viêm gan B của mình đang ở giai đoạn nào ạ? Xin cảm ơn.

Trieu Nguyen Quang, 46 tuổi, Thủ Đức

BS.CKI Huỳnh Văn Trung

Chào Quang,

Để đánh giá giai đoạn của viêm gan B sẽ dựa vào các chỉ số kết hợp với nhau như: men gan (AST, ALT), nồng độ virus HBV DNA, tình trạng HBeAg cũng như mức độ xơ hóa gan.

Hiện bạn chỉ cung cấp 1 nồng độ virus nên khó xác định được viêm gan B đang ở giai đoạn nào. Quang nên thăm khám để được đánh giá đầy đủ, toàn diên về tình trạng virus cũng như tình trạng gan hiện tại của mình. Cảm ơn bạn.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn