Chủ nhật, 27/7/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Kính thưa các bác sĩ, cháu bị cong bộ phận sinh dục nam rất khó sinh hoạt vợ chồng và xuất tinh sớm, thì có thể phẫu thuật không? Và điều trị thế nào? nếu phẫu thuật thì thời gian nằm viện bao lâu và cháu đi một mình được không hay phải có gia đình? Chi phí mổ thì hết bao nhiêu? Xin cảm ...

Thái Nguyên Kha, 34 tuổi, Thôn Phương Quý, xã Vinh Quang, Tp Kon Tum

TS.BS Từ Thành Trí Dũng
Chào bạn,
Theo như miêu tả của bạn là dương vật bị cong làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt vợ chồng. Rất nhiều người bệnh cũng có cùng nhận định như bạn, nhưng khi đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra thì thực tế lại không phải như vậy. Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý cho trường hợp của bạn. Phẫu thuật chỉ áp dụng đối với trường hợp dương vật bị cong trên 30 độ.
Do đó, bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Nam học để kiểm tra xem dương vật có bị cong thật sự hay không, mức độ cong là bao nhiêu... Từ đó bác sĩ mới có thể tư vấn cụ thể và đề xuất phương án xử trí. Khi phẫu thuật, bắt buộc phải có người nhà đi kèm.
Trân trọng
Khoảng 1 năm nay, tôi đi tiểu hay bị són, tức là sau khi tiểu xong cứ một lúc sau lại són một chút và lại són chút nữa, kéo dài khoảng 2 phút hơn. Xin BS vui lòng giải thích và hướng dẫn cách khắc phục. Trân trọng cảm ơn.

Xuan Vinh Nguyen, 54 tuổi, 1414 Đồng khởi, KP3, P. Trảng Dài, BH

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt

Chào bạn,

Bạn cần đến khám tại chuyên khoa Tiết niệu để bác sĩ khai thác kỹ hơn các triệu chứng lâm sàng và chỉ định thêm một số xét nghiệm cần thiết nhằm làm rõ chẩn đoán, vì có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiểu són.

- Ở nam giới lớn tuổi, tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, bàng quang tăng hoạt, v.v.

- Ở nữ giới, có thể gặp tiểu không kiểm soát do yếu sàn chậu, sa tạng chậu, nhiễm khuẩn tiết niệu,...

Việc thăm khám sớm sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Chào bác sĩ, em là nữ 21 tuổi bị béo phì. Có từng bị sỏi thận 1 năm trước. Gần đây em bị tiểu rắt, cảm giác tiểu không hết bãi, vừa tiểu xong lại muốn đi tiếp. Em không bị sốt. Tiểu ko đau. Nước tiểu màu bình thường. Bác sĩ cho em hỏi em bị gì ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyên Mỹ, 21 tuổi, TPHCM

THS.BS Nguyễn Tân Cương
Chào bạn,
Những triệu chứng về rối loạn tiểu tiện như bạn vừa nêu thì tôi nghĩ rằng nó liên quan đến bệnh lý về sỏi tiết niệu. Cụ thể, tiền sử của bạn đã mắc sỏi thận, do vậy, tôi nghĩ bạn nên đi thăm khám, ít nhất là cần phải làm một số các xét nghiệm và thăm dò chức năng như xét nghiệm về chức năng thận, siêu âm hệ tiết niệu và chụp cắt lớp để xác định xem rối loạn tiểu tiện bạn gặp phải là do nguyên nhân gì. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội là một trong những cơ sở có chuyên khoa về Thận - tiết niệu. Nếu có điều kiện, bạn có thể đến bệnh viện để chúng tôi thăm khám và chẩn đoán chính xác cho bạn.
Chào bác sĩ, em nghe nói uống thuốc chống thải ghép sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phù nề và tăng huyết áp. Vậy nếu sau khi ghép thận có phương pháp gì thay thế không hay bắt buộc phải dùng thuốc đó cả đời ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trung Trần, 41 tuổi, TPHCM

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung
Chào bạn,
Tôi xin tư vấn cho bạn như sau. Việc uống thuốc chống thải ghép sau phẫu thuật ghép thận là một trong những bước cơ bản và không thể thay thế. Ở các bệnh nhân ghép thận, trước mỗi cuộc phẫu thuật, bác sĩ đã phải đánh giá quả thận mà bạn được ghép có phù hợp và tương thích không. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được uống thuốc chống thải ghép và các loại thuốc hỗ trợ. Do vậy, tình trạng giảm miễn dịch khi sử dụng thuốc chống thải ghép có thể có diễn ra nhưng không đáng kể. Những bệnh nhân khi ghép được quả thận tương thích vẫn có thể tham gia được cuộc sống, lao động, học tập như bình thường. Bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Chúc bạn mau khỏe.
Thưa bác sĩ, cách đây 4 năm, cháu có bị đau hai bên sống lưng, đi tiểu nhiều, cháu có đi khám ở nhà thuốc tư nhân thì bác sĩ nói cháu bị suy nhược cơ thể và đã cho uống thuốc nhưng không suy giảm sau đó vẫn bị đi tiểu như vậy. Đến năm ngoái cháu có đi khám, sau khi chụp X ...

Bùi Minh Nam, 29 tuổi, Hà Nội

THS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận
Chào bạn,
Để được chẩn đoán có suy thận hay không, bạn cần phải làm rất nhiều các xét nghiệm chuyên sâu về đánh giá chức năng thận, mức độ lọc của thận và đồng thời phải tiến hành thăm khám các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thì mới kết luận được. Triệu chứng đi tiểu nhiều không phải là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân suy thận. Nếu chỉ đơn giản là bạn có các triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu rắt thì có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý khác như sỏi tiết niệu hoặc bệnh về bàng quang, điển hình là bàng quang tăng hoạt.
Do vậy, bạn vẫn cần gặp các bác sĩ chuyên khoa Thận - tiết niệu để tiến hành các xét nghiệm và thăm dò chức năng, từ đó mới có thể kết luận cụ thể bạn mắc bệnh gì và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!

Thưa bác sĩ,

Tôi bị sỏi thận và cả sỏi niệu quản gây đau, rất muốn được bác sĩ tư vấn nên điều trị như thế nào, có dứt điểm được không?

Hòa Trần, 43 tuổi, TP Hồ Chí Minh

THS.BS Nguyễn Tân Cương
Chào bạn,
Thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên bác sĩ chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn. Bạn cần cung cấp thêm thông tin như vị trí, kích thước sỏi, mức độ ứ nước của thận, có biến chứng nhiễm khuẩn, suy thận hay không để xác định phương pháp điều trị hiệu quả.
Các phương pháp điều trị sỏi thận bao gồm: Điều trị Nội khoa (theo dõi hoặc uống thuốc, không phẫu thuật) và Điều trị ngoại khoa gồm tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng, tán sỏi qua da... Lời khuyên dành cho bạn là nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể post hình ảnh và câu hỏi của mình trong group của bác sĩ và Trung tâm Tiết niệu Thận học https://www.facebook.com/groups/649372209553481. Các bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé.
Trân trọng
Chào bác sĩ. Cháu năm nay 28 tuổi. Lúc 12 tuổi cháu bị quai bị và bị teo tinh hoàn. Cho cháu hỏi là có chữa được không, quy trình như thế nào và chi phí khoảng bao nhiêu ạ. Cháu cảm ơn.

Nguyễn Minh, 28 tuổi, TPHCM

TS.BS Từ Thành Trí Dũng
Chào bạn,
Liên quan đến vấn đề của bạn, tôi có một số chia sẻ như sau: Thứ nhất, teo tinh hoàn do quai bị, không có cách nào để cải thiện cho to lên. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Với sự hỗ trợ của y học hiện đại, bạn vẫn còn có cơ hội được làm cha. Thứ hai, liên quan đến nguy cơ hiếm muộn, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thử tinh dịch đồ để xem số lượng tinh dịch độ của bạn như thế nào. Nếu lượng tinh dịch của bạn bị giảm hoặc không có tinh dịch, nhưng bạn vẫn có khả năng có con bằng cách các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tìm tinh trùng trong tinh hoàn của bạn bằng kỹ thuật MicroTESE và khi đó sẽ lấy tinh trùng bơm vào trứng của vợ bạn. Khi đó bạn sẽ có nhiều cơ hội để làm cha.

Chào bác sĩ,

Em năm nay 25 tuổi em chưa quan hệ được lần nào, dương vật không cương cứng không thể quan hệ. Bác sĩ cho em hỏi em bị như này là gì ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ẩn danh, 25 tuổi, HN

TS.BS Từ Thành Trí Dũng
Chào bạn,
Theo bạn, với những triệu chứng bạn đã miêu tả, đó là triệu chứng rối loạn cương. Rối loạn cương là không có khả năng và/hoặc duy trì sự cương hiện hữu để thỏa mãn tình dục. Bản chất của rối loạn cương thiên hình vạn trạng và nguyên nhân cũng rất phức tạp, chồng chéo nhau. Do đó, lời khuyên của bác sĩ là bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa nam học để được chẩn đoán, tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Chào bác sĩ, tôi 1 ngày đi tiểu nhiều lần mỗi lần 10 phút phải rặn mạnh có lúc không ra nước tiểu là bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn

Nguyễn Thị Liễu, 52 tuổi, Hà Nội

THS.BS Nguyễn Tân Cương
Chào bác,
Bác có triệu chứng tiểu nhiều lần và tiểu khó. Ở tuổi 65, các nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là phì đai tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, hẹp niệu đạo hoặc suy yếu cơ bàng quang... Do đó, bác cần đến bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bác có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bác có thể post hình ảnh và câu hỏi của mình trong group của bác sĩ và Trung tâm Tiết niệu Thận học https://www.facebook.com/groups/649372209553481. Các bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho bác nhanh hơn, bác nhé.
Trân trọng
Chào bác sĩ, Tôi bị đau tức 1 bên tinh hoàn phải, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Đồng Hải, 36 tuổi, Quận 12

TS.BS Từ Thành Trí Dũng
Chào bạn,
Như miêu tả, bạn bị đau tức tinh hoàn phải, nhưng thông tin đó chưa đủ để bác sĩ trả lời chi tiết hơn cho bạn. Bởi đau tinh hoàn có nhiều nguyên nhân. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên đến bệnh viện có chuyên khoa Nam học. Bác sĩ sẽ khám, chỉ định siêu âm, xét nghiệm để biết nguyên nhân đau tinh hoàn là gì, từ đó sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.

Chào bác sĩ, cho cháu hỏi thời gian xét nghiệm và vi phẫu trong thời gian bao lâu. Và chi phí 1 ca vi phẫu giãn tĩnh mạch tinh chi phí khoảng bao nhiêu vậy ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Đỗ Anh Quân, 42 tuổi, TP.HCM

BS Đoàn Ngọc Thiện
Chào anh,
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn của đám rối các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm phía trên tinh hoàn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái, chiếm tỉ lệ 90%. Đây là một bệnh lý thường gặp trong Nam khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới, do nó làm suy giảm chức năng tinh hoàn.
Hiện nay, thời gian từ khi nhập viện chuẩn bị tới khi xuất viện của một trường hợp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh vào khoảng 24-48 giờ. Chi phí khoảng 25 triệu đồng.
Chào bác sĩ, em bị tai nạn dẫn đến đứt niệu đạo, đã mổ nối lại và đi tiểu bình thường. Nhưng đầu dương vật của em hiện tại vẫn chưa có cảm giác ạ. Đến nay đã 6 tháng rồi nhưng chưa hồi phục hoàn toàn. Em lo quá nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ.

Ẩn danh, 40 tuổi, Bắc Ninh

THS.BS Nguyễn Tân Cương
Chào bạn,
Theo chia sẻ của bạn, bạn bị đứt niệu đạo, đã phẫu thuật nhưng lại gặp tình trạng mất cảm giác. Giảm/mất cảm giác thường do tổn thương thần kinh. Tình trạng có thể hồi phục nhưng cần nhiều thời gian và có sự theo dõi sát sao của bác sĩ. Vì thế, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa Tiết niệu, Nam học để được các bác sĩ kiểm tra và cho lời khuyên.

Bác sĩ cho em hỏi, em bị hội chứng thận hư có tiêm được vaccine Covid-19 không ạ?

Trần Mỹ Duyên, 44 tuổi, Tp Mỹ Tho

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt
Chào bạn,
Người đang mắc bệnh hội chứng thận hư, nếu không đang ở trong giai đoạn cấp tính thì có thể tiêm vắc xin Covid-19. Trước khi tiêm và sau khi tiêm, bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Khi đi tiêm cần khai báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng hay các thuốc đang uống, hoặc để chắc chắn thì bạn có thể đi khám chuyên khoa nội thận để xác định bệnh thận hư của bạn có đang ổn định hay không.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể post hình ảnh và câu hỏi của mình trong group của bác sĩ và Trung tâm Tiết niệu Thận học, Nam học https://www.facebook.com/groups/649372209553481. Các bác sĩ sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé.
Trân trọng
Chào bs, tôi có 2 câu mong bs tư vấn:
1. Xin cho hỏi mẹ tôi năm nay 87 tuổi , đang chạy thận nhân tạo được gần 4 tháng, vẫn đang chạy tạm ở cổ, do cầu tay AVF đã mổ nhưng chưa lớn để có thể chạy được ở tay. Xin bác sĩ cho hỏi có khi nào việc mổ cầu ...

Ân Huỳnh, 37 tuổi, Long An

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung
Chào bạn,
Nếu mẹ bạn mổ cầu tay 4 tháng vẫn chưa sử dụng được thì về lâu dài chưa chắc là sẽ sử dụng được. Bởi khi mổ Fistule ArterioVeinu (FAV) có nguyên tắc số 6, tức là 6 tuần. Nghĩa là từ sau mổ cho đến khi có thể sử dụng được là 6 tuần. Thứ 2, khẩu kính của mạch máu phải trên 6mm. Thứ 3, về độ nông là phải dưới 6mm. Do đó, nếu đã qua 4 tháng mà vẫn chưa sử dụng được thì về lâu dài sẽ khó có thể sử dụng được.
Thường thì sau mổ xong khoảng 48-72 tiếng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách tập các động tác uốn, duỗi đơn giản. Sau đó là các động tác cầm nắm, nâng duỗi để cho các Fistule nở ra, nông hóa. Mẹ bạn đã mổ cầu tay và qua 4 tháng, dù có tích cực tập luyện nữa thì cũng chưa đảm bảo có thể làm giãn nở khẩu kính ra ở mức 6mm.
Trong trường hợp này, thì chúng tôi sẽ chuyển vị trí sang tay khác hay di chuyển lên phía khuỷu tay... Với một số trường hợp dáng người nhỏ, mạch máu nhỏ; người cao huyết áp, xơ vữa động mạch khiến do kích thước lòng mạch máu hẹp lại... chúng tôi sẽ đề xuất phương pháp lọc màng bụng. Phương pháp này không sử dụng đến mạch máu, nên người bệnh không cần phải lo lắng việc này.
Hơn nữa, việc sử dụng mạch máu ở cổ, dưới đòn rất dễ nhiễm trùng, nên cần được theo dõi sát sao. Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
Em chào bác sĩ. Em gần đây hay bị suy nhược, mất khả năng lao động. Em đi xét nghiệm máu và nước tiểu chức năng thận thì chỉ số creatinine là 124 umol/l. Bác sĩ dưới chỗ em chẩn đoán em bị suy thận độ 1. Em có tiền sử bị bệnh di, mộng tinh 15 năm. Giờ mỗi khi ngủ dậy ban ngày ...

Hồ Lệ Thu, 32 tuổi, Sóc Trăng

TTUT.BS.CKII Tạ Phương Dung
Chào bạn,
Bạn còn trẻ nên quan tâm đến sức khỏe là hoàn toàn chính xác. Theo như bạn chia sẻ, bạn tiểu nhiều tinh trùng, cả ban ngày và ban đêm thì tôi nghĩ là không chính xác. Bởi vì tiểu liên tục như thế thì bạn sẽ rất mệt. Nhiều khả năng là bạn tiểu đạm (tiểu protein) mà bạn không biết. Về chỉ số Creatinin của bạn là 124umol/l thì nhiều khả năng là bạn đã có bệnh thận. Đặc biệt là có thể ở giai đoạn thứ 2.
Hiện tại thì đã nới lỏng giãn cách, nên chúng tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Tiết niệu Thận học càng sớm càng tốt. Các bác sĩ chuyên khoa Thận học và Nam học sẽ cùng kết hợp với nhau để điều trị cho bạn, giúp duy trì sức khỏe, đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc và hạnh phúc gia đình.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể gọi tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ. Liên hệ Hotline Hà Nội: 1800 6858, TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn