Tổng thống Mỹ không muốn dừng áp thuế đối ứng, nhưng có thể cởi mở đàm phán với các quốc gia.
Trung Quốc kiên quyết phản đối đe dọa áp thêm thuế 50% với hàng hóa nước này và sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích.
Sau vài phiên giảm mạnh, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc quay đầu tăng 1-6%, trong khi chứng khoán tại Singapore, Thái Lan lại mất điểm, Indonesia ngừng giao dịch 30'.
Giá vàng giảm mạnh còn 2.963 USD một ounce trong khi dầu Brent chốt phiên 7/4 ở 64,2 USD một thùng, mức thấp nhất gần 4 năm.
Ủy ban châu Âu đề xuất áp thuế đáp trả 25% lên hàng Mỹ, song ưu tiên hàng đầu là đàm phán thay vì đối đầu trực diện.
Ngành kẹo vốn chịu áp lực bởi giá cacao tăng vọt, nay đối mặt với nguy cơ "siêu lạm phát" bởi mức thuế cao nhất trong hơn một thế kỷ tại Mỹ.
Jamie Dimon, Bill Ackman cùng nhiều tỷ phú Mỹ kêu gọi hoãn chính sách thuế đối ứng của ông Trump 90 ngày.
Các chỉ số chủ chốt của Wall Street tăng điểm sau thông tin Mỹ cân nhắc hoãn áp thuế đối ứng, nhưng sau đó giảm trở lại khi Nhà Trắng nói "không biết việc này".
Chỉ trong vài tháng, khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái đã là 30-60%, theo dự báo của Goldman Sachs, JP Morgan và S&P Global.
Theo sau đà bán tháo từ châu Á sáng nay, chứng khoán châu Âu chiều nay cũng giảm mạnh.
Ông Trump so sánh thuế quan với thuốc chữa bệnh, đôi khi phải sử dụng ngay cả khi nó làm thị trường chứng khoán suy giảm.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết đã có hơn 50 nền kinh tế đề nghị khởi động đàm phán từ khi ông Trump công bố thuế đối ứng.
Trong khi giới phân tích phố Wall thận trọng về giá vàng, nhà đầu tư cá nhân vẫn kỳ vọng vào nhịp phục hồi của kim loại quý trong tuần này.
Ba tỷ phú giàu nhất thế giới - Elon Musk, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg, mất ít nhất 23 tỷ USD mỗi người chỉ trong hai ngày ông Trump công bố chính sách thuế quan mới.
Chuyên gia nói Trung Quốc không thấy triển vọng đàm phán và khó nhượng bộ khi thuế bị áp quá cao, nên buộc áp thuế 34% hàng Mỹ.
Phó thủ tướng Thái Lan nói nước này sẽ nhập khẩu thêm ôtô, đồ điện tử, khí hóa lỏng Mỹ để thu hẹp thặng dư càng nhiều càng tốt.
Lo ngại giá leo thang, một số người Mỹ tranh thủ trữ bia, sắm quần áo, TV, laptop, xe hơi sau khi ông Trump công bố áp thuế đối ứng.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia sẽ chủ trì cuộc họp đặc biệt với các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về thuế quan Mỹ vào ngày 10/4.
Hàng hóa nhập khẩu của hơn 180 quốc gia vào Mỹ bắt đầu chịu thuế 10% từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của ông Trump.
Campuchia thông báo lập tức giảm thuế 19 nhóm hàng nhập khẩu Mỹ từ mức cao nhất 35% xuống còn 5% sau khi bị ông Trump áp thuế đối ứng.
Wall Street ghi nhận thêm một phiên giảm điểm mạnh, khi cả ba chỉ số chủ chốt đều mất gần 6% vì căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
Ông Jerome Powell lo ngại khi thuế nhập khẩu lớn hơn dự kiến, khiến Fed cũng đối mặt với bất ổn và chưa thể ra quyết định chính sách.
Trái ngược với sự hào hứng khi ông Trump tái đắc cử, chỉ số S&P 500 đã giảm 10% trong 52 phiên đầu nhiệm kỳ - thấp nhất kể từ năm 2001.
Thay vì hạn chót 5/4, Tổng thống Donald Trump vừa gia hạn 75 ngày để hoàn thành thương vụ mua Tiktok tại Mỹ và nói "muốn làm việc thiện chí với Trung Quốc".
Mỗi ounce vàng mất gần 80 USD, do nhà đầu tư bán chốt lời hoặc để bù lỗ cho các tài khoản đầu tư khác, trong khi đồng đôla Mỹ mạnh lên.
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư đến Mỹ để làm giàu và khẳng định sẽ không thay đổi chính sách hiện tại.
Trung Quốc sẽ áp thuế 34% với toàn bộ hàng hóa của Mỹ từ ngày 10/4, động thái trả đũa trước chính sách thuế quan gần đây của ông Trump.
Nhà Trắng cho biết năng lượng, khoáng sản, vaccine, nhôm, thép sẽ không bị áp thêm thuế đối ứng khi vào Mỹ.
iPhone có thể là mặt hàng bị ảnh hưởng hàng đầu, giá được dự báo tăng 30-40% nếu Apple chuyển chi phí thuế mới sang người tiêu dùng.